Bà bầu bị gò cứng bụng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị gò cứng bụng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

 

Giai đoạn mang thai là cả một quá trình diệu kì từ việc thay đổi cơ thể, hormone, tâm lý và sinh lý của người mẹ. Một trong những điều chắc chắn các bạn sẽ gặp trong thời gian này là bụng bị gò cứng. Vậy từ đâu mà bà bầu bị gò cứng bụng và nó có gây nguy hiểm cho em bé không? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết này nhé!

Khi nào cơn gò cứng bụng sẽ ghé thăm mẹ?

Bà bầu bị gò cứng bụng thường rơi vào 3 tháng cuối của thai kỳ, tuy nhiên cũng có một số mẹ có dấu hiệu sớm hơn từ tháng thứ 6, thứ 7. Trong khoảng 30-60 giây các cơ ở tử cung gò cứng hoặc cuộn lại làm cho bụng mẹ căng tức thì đó chính là cảm giác của gò cứng bụng. Mỗi ngày nó có thể xuất hiện vài lần hoặc vài ngày mới có, giới chuyên môn gọi đây là cơn gò Braxton-Hicks (cơn gò sinh lý). Ngày này vẫn có nhiều sự tranh luận về tác dụng của những cơn gò sinh lý này. Một số người nhận định rằng đây giống như một bài tập khởi động cho thấy tử cung đã sẵn sàng cho cơn gò chuyển dạ. Một số khác thì bác bỏ ý kiến này và cho rằng hai việc này không liên quan đến nhau. 

Bụng bị gò cứng khi mang thai chỉ là biểu hiện bình thường

Bụng bị gò cứng khi mang thai chỉ là biểu hiện bình thường

Phân biệt cơn gò bụng sinh lý và cơn gò bụng chuyển dạ

Cơn gò sinh lý – Braxton-Hicks

Các mẹ sẽ cảm nhận được tử cung thắt lại sau đó giãn thưa dần ra khi đưa tay lên bụng. Đây chỉ là hiện tượng bình thường nên sẽ diễn ra khá nhẹ nhàng và không làm cho mẹ đau đớn. Nó sẽ xuất hiện bất chợt, không tạo thành cơn dài, chỉ khoảng 30 giây và lâu nhất là 60 giây.

 

Nguyên nhân dẫn đến cơn gò bụng này là sự phát triển của em bé ngày một lớn và buộc tử cung phải giãn nở để phù hợp với thai nhi. Ngoài ra cơ thể mệt mỏi, thiếu nước, hoạt động tay chân nhiều cũng làm cho bà bầu bị gò cứng bụng. Đặc biệt gần đến ngày sinh, những cơn gò sinh lý sẽ mạnh hơn đôi khi mẹ sẽ cảm thấy khó chịu hơn trước.

 

Cơn gò bụng chuyển dạ

Đây là dấu hiệu báo cho mẹ biết rằng mẹ sẽ bước vào thời điểm sắp sinh chuẩn bị chào đón em bé chào đời. Cơn gò bụng chuyển dạ sẽ xuất hiện dồn dập và mạnh mẽ, mỗi cơn kéo dài khoảng 30-70 giây với tần suất đều đặn hơn. Thai phụ sẽ cảm nhận đau ở lưng dưới, kéo quanh thành bụng và sức ép lên vùng chậu cũng tăng lên. Một số trường hợp mẹ bầu có thể thấy đau hai bên sườn, cảm giác đau quặn hoặc giống như bị chuột rút.

Cơn gò bụng chuyển dạ sẽ đau kéo dài và xuất hiện liên tục

Cơn gò bụng chuyển dạ sẽ đau kéo dài và xuất hiện liên tục

Bụng bị gò cứng có ảnh hưởng đến em bé không ?

 

Theo các chuyên gia, khi bà bầu bị gò cứng bụng ( cơn gò sinh lý ) là lúc tử cung co bóp tạo ra sự săn chắc và tăng lưu lượng máu đến thai nhi. Bên cạnh đó, cơn gò này sẽ giúp đưa em bé vào đúng vị trí thích hợp cho quá trình chuyển dạ. Phần đầu của em bé được đẩy dần xuống khung xương chậu và cổ tử cung thuận lợi về sau thai nhi dễ dàng chui qua ống sinh khi chuyển dạ thật.

 

Một vài tips giúp mẹ bầu giảm bớt khó chịu khi bị gò cứng bụng

Thư giãn để tinh thần thoải mái sẽ làm cơn gò cứng bụng qua nhanh

Thư giãn để tinh thần thoải mái sẽ làm cơn gò cứng bụng qua nhanh

  • Thư giãn bằng việc tắm nước ấm
  • Thay đổi tư thế hiện tại ví dụ đang ngồi thì đứng đi lại nhẹ nhàng
  • Uống nhiều nước
  • Ngồi thiền
  • Nghe nhạc hoặc chơi game để nhanh quên đi cơn gò
  • Nghỉ ngơi hoặc chợp mắt ngủ một chút

 

Tóm lại vấn đề bà bầu hay bị gò cứng bụng chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, không đáng lo lắng và cũng không ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Với những thông tin ở trên mẹ sẽ dễ dàng phân biệt được các cơn gò dựa theo các biểu hiện. Điều quan trọng nhất là mẹ bầu phải luôn chú ý bảo bệ sức khỏe, sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng uống nhiều nước và có chế độ vận động để cơ thể được dẻo dai linh động.