Folic Acid (Folate): Cần thiết cho máu và sự sản xuất chất đạm, giúp chức năng enzim hiệu quả hơn.
Axit folic cần thiết để bảo vệ thai nhi khỏi dị tật ống thần kinh như bệnh nứt đốt sống, vô sọ. Đây là một dị tật xảy ra ở thai nhi do một vài ống thần kinh xung quanh hệ thần kinh trung ương không khép kín hoàn toàn, đặc biệt là trong 7 tuần đầu của thai kỳ. Ngoài ra, axit folic có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và phân chia các tế bào trong cơ thể bé.
Thiếu axit folic gây nên thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ – một dạng thiếu máu giống như do thiếu vitamin B12 gây ra. Các mẹ bầu thiếu axit folic quá nhiều sẽ có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rồi loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai. Trẻ khi sinh ra cũng dễ mắc các bệnh về tim mạch, hở hàm ếch nếu mẹ thiếu axit folic nghiêm trọng.
Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung 400mcg (micrograms) folic acid vào lượng folic acid mà bạn nhận được từ thực phẩm. Hãy bắt đầu dùng folic acid ba tháng trước khi bạn mang thai và trong ba tháng đầu mang thai. Điều này có thể làm giảm 70% rủi ro khuyết điểm ống thần kinh của con bạn.
Cụ thể hàm lượng Acid folic được khuyên bổ sung trong từng thời kỳ như sau:
Chuẩn bị mang thai: 400 mcg/ngày
Khi mang thai: 400 – 600 mcg/ngày
Trong khi cho con bú: 400-500 mcg
Nếu bạn nhận thuốc bổ sung trước khi sinh, nó có khả năng chứa từ 600 đến 1.000mcg folic acid. Còn nếu bạn không nhận phần này, cần chắc rằng vẫn nhận được folic acid từ nguồn khác. Nếu trước đây, bạn đã từng sinh một đứa con có khuyết điểm về ống thần kinh, bạn cần nhận 4.000mcg hoặc 4 milligram loại vitamin này mỗi ngày, bắt đầu ít nhất một tháng trước khi mang thai. Hãy theo thực hiện theo toa của bác sĩ nếu cần sử dụng folic acid với liều lượng nhiều hơn.
Các nguồn thực phẩm chính cung cấp axit folic cho mẹ bầu là các loại rau, gan động vật, lòng đỏ trứng, đậu nành, nấm men, đậu khô, đậu Hà Lan, đậu lăng, nước cam ép, cam, rau lá xanh sậm, lê tàu, bông cải xanh, măng tây, trái cây màu vàng sậm, rau củ và quả hạch.
Ngoài ra, acid folic ở dạng tổng hợp có trong các loại thuốc bổ sung (600mcg). Khi sử dụng các dạng bổ sung từ viên uống tổng hợp hoặc viên uống đơn thành phần có chứa acid folic, các bà bầu lưu ý lựa chọn những chế phẩm có hàm lượng acid folic nằm trong khoảng từ 400mcg – 600mcg. Đối với những bà bầu có nguy cơ cao, đã có tiền sử mang thai trẻ bị khuyết tật ống thần kinh thì cần bổ sung liều cao hơn, có thể tới 5000mcg, theo chỉ định của bác sỹ.
Nguồn sữa cho các mẹ bầu trên thị trường hiện nay cũng rất tốt cho sức khỏe các mẹ, vì bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng thông thường, nguồn sữa này cũng bổ sung axit folic cho sự phát triển thai kỳ.
Để bản thân thai phụ được khỏe mạnh cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của các bé ngay từ trong bụng, các mẹ không được phép để cơ thể bị thiếu hụt acid folic, đặc biệt là trong 7 tuần đầu của thai kỳ.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là một hành trình vô…
Chất lượng dinh dưỡng tại các trường mầm non quận 10 thường được đánh giá…
Trường trung học quốc tế là một hình thức giáo dục mới được phát triển…
Lựa chọn con đường học tập phù hợp sau khi tốt nghiệp cấp 2 là…
Trường quốc tế quận 10 VAS Ba Tháng Hai là một trong những cơ sở…
Hệ thống trường mầm non quốc tế đang dần trở thành lựa chọn hàng đầu…