Các quan điểm về chương trình giáo dục mầm non

Các quan điểm về chương trình giáo dục mầm non

Độ tuổi mầm non là khoảng thời kỳ “vàng” cho sự phát triển não bộ. Nên việc cho bé ở trong môi trường như thế nào nó cũng có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và học tập sau này của trẻ. Cung cấp những kinh nghiệm có chất lượng tạo nên sự khác biệt trong thành quả sau này của trẻ.

Trẻ nhỏ là người học tự nhiên và tích cực. Chúng thích thú: quan sát, khám phá, tìm tòi, hợp tác và chia sẻ hiểu biết. Sự giao tiếp tích cực giữa trẻ và người lớn, giữa trẻ với trẻ thúc đẩy thái độ tốt đối với việc học. Điều đó đạt được thông qua cả 2 con đường: chơi và học tập có kế hoạch trong môi trường thoải mái và an toàn.  Bài viết dưới đây sẽ nói rõ về quan điểm chương trình giáo dục mầm non, các bạn tham khảo nha.

Chương trình giáo dục mầm non trường mầm non quốc tế Việt Úc (VAS)[[alt=Chương trình giáo dục mầm non trường mầm non quốc tế Việt Úc (VAS)]]

Trẻ là người học tích cực

Sự phát triển của trẻ diễn ra trong quá trình trẻ tương tác với môi trường xung quanh, các bé sẽ học theo một cách tự nhiên và năng động cảm thấy thoải mái. Trong cuộc sống, bất kể bên ngoài hay ở nhà các bé rất thích tò mò, quan sát thậm chí các bé sẽ khám phá về nó. Như vậy, việc học tập sẽ có hiệu quả khi trẻ tích cực tham gia và thu hút vào thực hiện các nhiệm vụ mà chùng cho là có ý nghĩa. Điều đó có nghĩa trẻ phải được hoạt động. Việc tổ chức cho trẻ học chính là tạo các cơ hội để trẻ quan sát, nghiên cứu, khám phá, trải nghiệm các hoạt động thực hành. Những hoạt động này phải dựa trên nhu cầu và hứng thú của trẻ. Nếu việc học được tổ chức như vậy thì trẻ sẽ là người học tích cực trong quá trình đó.

>>>Xem thêm: Trang bị cho trẻ kỹ năng phòng chống hỏa hoạn

Vừa học vừa chơi

Chơi là sống còn đối với việc học của trẻ. Trò chơi là phương tiện để kích thích trẻ khám phá, tìm kiếm, chấp nhận mạo hiểm, mắc lỗi và vượt qua thất bại. Nó cho phép trẻ tham gia vào tổ chức, đưa ra quyết định, lựa chọn, thực hành, tiếp nhận và thể hiện cảm xúc, tình cảm. Trò chơi khuyến khích trẻ tự nguyện, tưởng tượng và tích cực sử dụng ngôn ngữ.

chương trình giáo dục mầm non vừa học vừa chơi tại các trường mầm non quốc tế[[alt=chương trình giáo dục mầm non vừa học vừa chơi tại các trường mầm non quốc tế]]

Ngoài ra, có thể cho các bé học tại các trường mầm non có nhiều hoạt động ngoại khóa để bé trải nghiệm và tư duy. Phương pháp giáo dục trẻ mầm non thông qua hoạt động vừa chơi vừa học có tác dụng tăng cường thể chất, nâng cao tri thức và kỹ năng nghệ thuật của các trẻ. Bằng nhiều hoạt động vui chơi, trường mầm non đã mang đến cho các trẻ nhiều trải nghiệm khác nhau để trẻ nhận biết về bản thân và thế giới tự nhiên một cách nhẹ nhàng.

Chương trình giáo dục mầm với phát triển toàn diện của bé

Mỗi mặt phát triển của trẻ cần được nhìn nhận và đánh giá. Mỗi trẻ có cách học khác nhau, với hứng thú và khả năng khác nhau. Giáo viên cần nhận thức được các nhu cầu và phát triển tối đa năng lực của mỗi cá nhân trẻ. Cần được tạo cơ hội để trẻ khám phá và thử nghiệm phát triển trí tuệ đa dạng của mình.

Lĩnh vực quan trọng của trải nghiệm học tập được xác định đối với các mục đích:

+ Phát triển thể chất

+ Phát triển nhận thức

+ Phát triển ngôn ngữ

+ Phát triển tình cảm – xã hội

+ Phát triển thẩm mỹ

Các bé học tập và vui chơi tại VAS[[alt=Các bé học tập và vui chơi tại VAS]]

Chương trình giáo dục mầm non giúp trẻ học thích hợp hơn

Các bé sẽ học tất cả những gì xảy ra đối với chúng. Các trải nghiệm học tập của bé cần tích hợp thành một thể thống nhất. Những hoạt động liên môn này giúp trẻ hiểu các kiến thức và kỹ năng liên kết với nhau như thế nào hơn là tách riêng trong quá trình dạy và học. Những kinh nghiệm học tập từ lĩnh vực này có thể một cách tự nhiên dẫn đến kinh nghiệm học tập ở lĩnh vực khác.

Cách dạy tập trung theo chủ để làm cho hoạt động học tập mang tính thực tiễn hơn là chỉ tập trung vào kiến thức và kỹ năng. Chủ đề bao gồm những kinh nghiệm mắt thấy tai nghe và những hoạt động dựa trên việc học và đưa ra cho trẻ nhiều sự lựa chọn hơn về những điều mà chúng sẽ làm. Dạy theo chủ đề cũng mang đến cho người học nhiều kiến thức hơn là kiểu dạy theo đơn vị bài học. Tuy nhiên, tổ chức giáo dục theo chủ để chỉ mang lại hiệu quả khi giáo viên kết hợp chặt chẽ những quy tắc sau thành một kế hoạch và thực hiện đầy để những nội dung của chúng.

Chương trình công nghệ ICT trường quốc tế Việt Úc (VAS)

1. Những nội dung phải liên quan tới những kinh nghiệm trong đời sống thực của trẻ và dựa trên những cái mà chúng biết

2. Mỗi một chủ đề nên đưa ra một vấn đề cho trẻ khám phá nhiều hơn. Tầm quan trọng của học theo chủ đề là giúp trẻ xây dựng nên những khái niệm hơn là mong chờ chúng nhớ được những thông tin riêng rẽ

3.  Để cho các chủ đề/ chủ điểm thực sự gây hứng thú ở trẻ thì chúng thường nảy sinh từ một sự kiện bất ngờ, những khêu gợi sự tò mò của trẻ, chẳng hạn như nhìn thấy nhà bếp sau khi được sửa chữa lại hay nhìn thấy nhiều cái cây mới được trồng trong sân trường, điều đó sẽ liên quan đến chủ điểm về trường mầm non. Các chủ đề/ chủ điểm phải là một điều gì đó mà trẻ có thể học được trực tiếp.

Kết Luận

Bài viết trên đây nói về quan điểm của chương trình giáo dục mầm non, phụ huynh có quan tâm về trường mầm non quốc tế chương trình học song ngữ thì click vào đây