Cách chữa ọc sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Ọc sữa ở trẻ từ lâu đã là không còn xa lạ với những bà mẹ có con nhỏ, nhưng với những người lần đầu làm mẹ thì thật sự vẫn còn rất nhiều bỡ ngỡ và khó khăn trong cách xử lý. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ lần đầu con nhỏ hiểu nhiều hơn về hiện tượng này.
1. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị ọc sữa
Trong giai đoạn sơ sinh, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Khi bú bình hoặc bú mẹ, trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no, sau đó nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa. Đây được coi là hiện tượng ọc sữa sinh lý bình thường.
Để khắc phục tình trạng trớ sữa sinh lý ở trẻ mẹ nên chia nhỏ thời gian bú, thay vì bú 1 lần quá nhiều, khiến dạ dày của bé quá tải. Mội lần bú tối đa 30 phút và các lần bú cách nhau 2 – 4 tiếng. Để bé bú quá lâu sẽ khiến bé mệt và nuốt nhiều hơi vào dạ dày, dễ dẫn đến tình trạng ọc sữa. Đặc biệt, khi cho bé bú bình, mẹ nên cầm bình sữa nghiêng 1 góc 45 độ để đầu núm vú luôn đầy sữa.
Tuy nhiên, nếu sau khi mẹ đã cố gắng khắc phục tình trạng ọc sữa sinh lý của trẻ nhưng trẻ vẫn bị ọc sữa nhiều lần thì mẹ nên xem xét những nguyên nhân do bệnh lý như:
– Các dị tật đường tiêu hóa: hẹp thực quản, hẹp tá tràng là khi trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra.
– Bệnh đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột: trẻ đột nhiên bị ói, đang bú thì bỗng chốc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên … Đối với trường hợp này, mẹ cần xử trí càng sớm càng tốt bằng cách đưa trẻ đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.
Ngoài ra, nếu trẻ không chỉ bị ọc sữa mà còn bị giật mình, co giật trong lúc ngủ thì mẹ cần xem lại chế độ ăn uống của trẻ vì có thể trẻ đang bị thiếu canxi. Và lúc này cách tốt nhất là cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng để cơ thể chuyển hóa vitamin D thành canxi cho con.
2. Cách chữa nôn trớ sữa cho con
Vì khoang miệng bé còn nhỏ nên không thể ngậm quá nhiều sữa trong miệng nhất là khi mẹ cứ cố thúc ép con bú nhiều thêm để chóng lớn. Điều này chỉ khiến sữa nhanh chóng trào ra ngoài. Khi lớn lên, việc nôn trớ của trẻ sẽ giảm dần và có thể mất hẳn mà không cần có biện pháp can thiệp nào.
Sau khi cho bé bú xong, mẹ cần bế bé đứng lên khoảng 15 – 20 phút và vỗ nhẹ phần lưng để bé có thể ợ hơi được, mục đích làm giảm lượng hơi mà bé nuốt phải trong dạ dày và giảm tình trạng bị nôn ra ngoài.
Khi cho bé nằm, mẹ nên dùng một cái gối mềm để kê đầu, thân mình phía trên luôn cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược; nếu bé bị ọc sữa nhiều thì cho bé nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi, tuyệt đối tránh bế xốc bé lên khi đang nôn trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch nôn vào phổi, rất nguy hiểm cho trẻ.
Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc chống trào ngược và bảo vệ thực quản như: Motilium, Primperan, Omeprazol… nhưng tuyệt đối phải tuân thủ theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ cũng bị nôn sinh lý, nhiều trường hợp do bé bị mắc một căn bệnh nào đó nên gây ra hiện tượng nôn. Mẹ nên chú ý nếu thấy trẻ nôn kèm theo sốt cao, ho, phát ban, đau bụng quằn quại, co giật,… trẻ có thể bị nhiễm các bệnh về rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng đường ruột hay nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm màng não, dị ứng sữa,… do vậy cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để trẻ được thăm khám và xử trí kịp thời.
Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp ba mẹ cải thiện được phần nào chứng nôn trớ sữa ở trẻ. Ngoài ra phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây những cách khác cũng hiệu quả không kém.