Dạy trẻ thông minh sớm qua phương pháp ghi nhớ ngôn ngữ đang được các chuyên gia giáo dục khuyến khích sử dụng. Với phương pháp này, các bé có thể nhận thức sớm về ngôn ngữ, từ đó kích thích não bộ phát triển một cách tối ưu.
Trong cuốn sách “Cha Mẹ Là Bác Sĩ Tuyệt Vời Nhất”, giáo sư người Mỹ Glenn Doman, rất nổi tiếng trong việc điều trị cho trẻ khuyết tật não, đã nhấn mạnh một thông tin cực kỳ quan trọng, rằng: Trong quá trình phát triển não bộ, kỹ năng của trẻ sẽ quyết định cấu trúc của não.
Tại Trung tâm Nghiên cứu Trị liệu Trẻ khuyết tật não của ông, ngoài trẻ em mủ, tất cả các bé khác đều được tiếp nhận chương trình dạy đọc khi tròn 1 tuổi rưỡi. Kết quả cho thấy, hàng trăm trẻ khuyết tật não trong khoảng 2 đến 4 tuổi đều bắt đầu biết đọc.
Lớn hơn một chút, các em đều đọc, thậm chí còn hiểu được nhiều cuốn sách. Một số trẻ 3 tuổi có thể đọc được sách nhiều thứ tiếng, có em còn hiểu được toàn bộ nội dung của sách.
Dạy trẻ thông minh sớm sẽ thông qua việc kích thích hoạt động của não để giúp cấu trúc não cải thiện nhanh chóng. Khi đó, cho dù trẻ mắc tật đầu nhỏ, thì hộp sọ cũng lớn hơn 3 đến 4 lần so với những trẻ dị tật nhưng không được kích thích hoạt động não.
Một trong những việc kích thích hoạt động của não là dạy trẻ chữ. Khi trẻ được dạy chữ, đường phản hồi thị giác được hình thành ngay trong não khiến cấu trúc của toàn bộ não được phát triển theo hướng tích cực. Dạy chữ cho trẻ – cách nuôi dạy con thông minh kiểu mới sẽ làm thay đổi chức năng của bộ não, khiến cấu trúc của bộ não cũng thay đổi theo. Trẻ càng nhỏ, hiện tượng này càng thể hiện rõ rệt.
Như vậy, việc trẻ nhỏ nhớ được chữ đồng nghĩa với việc trẻ đã hình thành được những tố chất tốt. Điều này cũng hoàn toàn đúng với những trẻ khuyết tật não do hội chứng Down.
Ví dụ: Tiến sĩ Haimond Belas người Brazil bắt đầu dạy 3 thứ tiếng: Bồ Đào Nha, Anh, Đức cho một bé gái mắc hội chứng Down khi bé mới 1 tuổi, kết quả là khi lên 3, bé có thể đọc được mọi cuốn sách viết bằng ba thứ tiếng trên.
Ông tiếp tục dạy hàng chục trẻ mắc hội chứng Down dưới 3 tuổi cách đọc chữ. Kết quả là, khi gần 4 tuổi, tất cả các em hầu như đều biết đọc.
Ở Nhật, khi công bố kết quả điều tra về chữ viết ở trẻ em, Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Quốc gia đã chỉ ra ràng: “Những trẻ có thể đọc được hơn 22 chữ cái đều ưu tú hơn trên nhiều phương diện so với trẻ chưa biết đọc”. Đây có thể xem là một sự thật hiển nhiên.
Ăn uống hay vận động chỉ đơn thuần là hoạt động thần kinh ở não động vật nói chung và được gọi là hệ tín hiệu thứ nhất. Bởi vì con người cũng là một loài động vật, nên đương nhiên có sẵn hệ tín hiệu này. Tuy nhiên, con người còn có hệ tín hiệu thứ hai vốn không thể tìm thấy ở bất kỳ loài động vật nào khác, đó là hoạt động sử dụng ngôn ngữ, ký tự chữ viết, chữ số để suy nghĩ và phán đoán.
Hệ thống tín hiệu thứ hai hoạt động tích cực, giúp con người có thể đọc được chữ viết. Trẻ em khi mới chào đời cũng chỉ là một loài động vật, nhưng nhờ cách dạy con thông minh qua hoạt động của hệ tín hiệu này mới nhanh chóng phát triển thành con người.
Khảo sát thực tế cho thấy, để hệ tín hiệu thứ hai này hoạt động tốt, sau khi chào đời, trẻ cần được dạy đọc, dạy nói càng sớm càng tốt. Nếu cha mẹ cứ đợi trẻ lên khoảng 6 tuổi mới bắt đầu dạy, khi đó nếp nhăn của não trẻ đã hình thành được 80%, thì hiệu quả đạt được sẽ kém đi rất nhiều.
Thầy Ishii Isao, người nổi tiếng trong việc dạy chữ cho trẻ nhỏ tuổi đã chia sẻ: “Giai đoạn trẻ 3 đến 4 tuổi là thời kỳ ghi nhớ chữ dễ dàng nhất, qua độ tuổi này, khá năng ghi nhớ của trẻ sẽ ngày càng giảm sút.
Nếu trẻ lên 6, 7 tuổi mới bắt đầu học chữ, khả năng ghi nhớ của trẻ sẽ kém và kết quả đạt được sẽ hoàn toàn tỷ lệ nghịch với sự phát triển sinh lý. Trẻ tiểu học (lớp 5, lớp 6) được học khoảng 1.000 chữ, tuy nhiên do trẻ vào tiểu học rồi mới bắt đầu học chữ, nên ghi nhớ chỉ 500 chữ thôi đối với các em cũng là rất khó. Nếu bắt đầu dạy chữ khi trẻ 3 tuổi, thì chỉ trong vòng 3 năm, trẻ sẽ nhớ hết 1.000 chữ đó.
Như vậy, điều quan trọng mấu chốt ở đây là: Việc ghi nhớ nhiều chữ sẽ khiến não bộ của trẻ thay đổi về chất. Nếu dạy chữ cho trẻ suy nhược thần kinh, thì khi trẻ nhớ được 1.000 chữ cũng là lúc sắc tố mắt của trẻ thay đổi, mắt trẻ trở nên lanh lợi hơn.
Do đó, dù trẻ mắc chứng suy nhược thần kinh nặng đến mức nào đi nữa, nếu có đủ nhiệt tình và nhẫn nại, cha mẹ cũng hoàn toàn có thể dạy chữ cho con. Hãy nhớ rằng, con chữ làm thay đổi cấu tạo bộ não của trẻ”.
Qua bài viết trên, chắc hẳn các mẹ đã biết được những lợi ích của phương pháp dạy trẻ thông minh sớm này rồi nhỉ. Một điều cần lưu ý cho các bà mẹ bỉm sữa là việc dạy trẻ thông minh từ khi còn nhỏ cần có một sự chuẩn bị kỹ càng, bám sát vào những kiến thức đã học cũng như có sự theo dõi kỹ càng.
Có thể phương pháp này phù hợp với trẻ này nhưng lại không phù hợp với trẻ khác. Mẹ cần có sự theo dõi, quan sát trẻ một cách thường xuyên để biết được sự hiệu quả đối với con mình như thế nào.
Xem thêm các bài viết về chủ đề này tại đây.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là một hành trình vô…
Chất lượng dinh dưỡng tại các trường mầm non quận 10 thường được đánh giá…
Trường trung học quốc tế là một hình thức giáo dục mới được phát triển…
Lựa chọn con đường học tập phù hợp sau khi tốt nghiệp cấp 2 là…
Trường quốc tế quận 10 VAS Ba Tháng Hai là một trong những cơ sở…
Hệ thống trường mầm non quốc tế đang dần trở thành lựa chọn hàng đầu…