Liệu ba mẹ có đang mắc sai lầm trong việc trách phạt bé?

Liệu ba mẹ có đang mắc sai lầm trong việc trách phạt bé?

Độ tuổi mầm non, trẻ con dễ nghịch phá làm ba mẹ bực mình. Những lúc như thế chắc hẳn mỗi gia đình sẽ có 1 cách phạt riêng cho từng bé. Nhưng liệu những hình phạt cho trẻ đã thực sự thích hợp hay chưa hay đôi khi chỉ vì sự tức giận nhất thời mà ba mẹ đang làm tổn thương trẻ?

Hãy cùng VAS tìm hiểu về vấn đề hình phạt của ba mẹ dành cho trẻ ngay tại đây nhé!

1. Những trường hợp sai lầm trong cách phạt trẻ

Một giáo viên đã áp dụng biện pháp buộc học sinh phải ra ngoài trong vòng 45 phút mỗi khi học sinh đó nói leo. Liệu biện pháp này có khiến cho học sinh học được cách giơ tay rồi mới phát biểu không? Không hề, bọn trẻ sẽ không phát biểu nữa.

Điều tương tự sẽ xảy ra tại nhà nếu mẹ phạt nhốt bọn trẻ trong phòng ngủ của chúng mỗi khi chúng cãi nhau. Sau ba ngày như thế, chúng sẽ không còn cãi vã, nhưng cũng không chơi với nhau nữa.

Cả giáo viên và người mẹ đã phạm hai sai lầm: 1 là họ không để tâm tới việc củng cố tích cực tới hành vi mà họ mong muốn ở trẻ đi kèm với hình phạt sai. 2 là thời gian phạt quá dài. 

Trường mầm non quốc tê tại tphcm

2. Hậu quả của việc phạt trẻ sai cách

Bạn hãy thận trọng khi cho phép những hình phạt tự nhiên trở thành hậu quả của một quyết định sai lầm. Khi tạo ra một hình phạt hợp lý, hãy cẩn trọng để không ảnh hưởng tới tâm lý hay sự hòa đồng của trẻ. Vâng, hình phạt có thể hơi đau một chút, nhưng phá hủy hình ảnh hay hy vọng của trẻ thì không!

Ví dụ: Một câu chuyện được đăng trên một tờ báo về việc một cậu bé 10 tuổi được thưởng một chiếc xe đạp rất tốt, tốc độ cao vào ngày sinh nhật với một vài hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng xe. “Không được lái xe đạp ra đường cao tốc và luôn để nó ở ga-ra”. Chỉ sau một sự vi phạm để xe ở ngoài, người cha đã bán chiếc xe và giữ lại số tiền. Cậu bé đã khóc rất nhiều.

Trong ví dụ này, cậu bé đã quyết định sẽ để dành tiền mua một cái xe mới và sau đó đã làm theo những chỉ dẫn về chăm sóc xe như cũ, vì thế đó là một câu chuyện thành công. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, một đứa trẻ 10 tuổi sẽ không có cơ hội kiếm đủ tiền để mua một chiếc xe khác. Hình phạt đó không dạy cậu bé về kỹ năng chịu trách nhiệm mà kết quả là sự phẫn uất.

Một hình phạt, dù là hợp logic, nếu quá nặng và vượt quá sức chịu đựng của trẻ, nó sẽ có hại nhiều hơn có lợi. Nếu bạn đậu xe hơi ở trước biển Cấm đậu, bạn có thể nhận một phiếu phạt hay chiếc xe bị đưa đi, nhưng liệu cảnh sát có bán xe của bạn không? Không. Đâu là hình phạt hợp logic có thể đưa ra cho một cậu bé 10 tuổi vẫn còn đang phải đấu tranh với việc thay đổi thói quen vứt đồ bừa bãi? Hình phạt có thể là “giam” xe một hai ngày. Tạo lập hình phạt quá nặng có thể có hại y như nuông chiều trẻ vậy.

Hãy lấy tiền làm ví dụ. “Nếu con làm vỡ thứ gì, con phải có trách nhiệm và phải mua đền thứ ấy.” Nhưng hình phạt này sẽ thích hợp với trẻ bao nhiêu tuổi? Do đó tuỳ trường hợp mà bạn có thể chỉ cho trẻ cách kiếm tiền để chịu phạt.

3. Ba mẹ nên cân nhắc khi phạt các con

Hãy chắc chắn bạn suy nghĩ kỹ trước khi nói – có thể bạn đang trừng phạt chính mình hoặc phải quay lưng lại với “lời hứa”. Đừng dọa bỏ trẻ lại nhà một mình trừ phi bạn định như thế (và việc đó an toàn). Đừng bỏ một đứa trẻ sáu tuổi vào phòng ngủ của nó và rồi bỏ đi, hy vọng những đứa lớn sẽ lấy đó làm gương. Tắt ti-vi một tuần có thể tra tấn bạn hơn cả bọn trẻ nếu lịch trình của bạn quá bận rộn để giúp chúng tìm ra cái gì đó mới mẻ để làm.

Fay nói rằng cậu con trai ở độ tuổi mầm non của cô đã dùng chiếc kéo cắt vải để cắt dây điện. Hình phạt hợp lý cho cậu bé là phải trả tiền để mài lại chiếc kéo. Cậu bé có tiền [tiết kiệm] và có một chiếc ô tô [đồ chơi] vì thế có thể giải quyết được vấn đề đó. Nhưng hình phạt cho một cậu bé 9 tuổi phải khác. John đang cố gắng dạy trẻ thói quen tắt đèn khi ra khỏi phòng.

Mỗi khi anh thấy một phòng còn sáng đèn và không có ai ở trong, anh liền tháo một trong số các bóng đèn trong phòng cho tới khi bọn trẻ tắt điện mỗi khi ra khỏi phòng. Chúng mất quyền ưu tiên ánh sáng trong một đêm. Lần đầu tiên một bóng đèn hay là một cái đài còn đang mở, John liền rút phích cắm ra. Nỗ lực để cắm lại bóng đèn hay đài là một lời nhắc nhở bọn trẻ. Lần phạm lỗi thứ nhất có nghĩa là đồ vật đó sẽ không còn ở trong phòng đó một ngày, lần thứ hai, nghĩa là hai ngày. Sau ba lần, anh buộc bọn trẻ phải trả tiền thay dây hoặc thiết bị cắm điện.

Đi kèm hình phạt là những món quà nho nhỏ

4. Cách phạt con hợp lý

Nếu bạn đánh đổ dầu mỡ ra thảm, bạn cần phải giặt sạch thảm. Nếu bạn đi lung tung và làm thủng tất, bạn phải khâu nó lại hoặc mua tất mới. Nếu bạn giặt quần áo không đúng cách thì phải giặt lại. Giám đốc của dàn giao hưởng Pocatello có một hình phạt tăng cường thế này – 50 xu tiền phạt cho việc chậm ra xe – biện pháp làm giảm sự chậm trễ trong các tour lưu diễn của dàn nhạc. Tiền thu được sẽ chi cho bữa tôi cuối cùng trên đường lưu diễn.

Cha mẹ yêu cầu con cái trả công với những công việc phát sinh dịch vụ không cần thiết có thể giảm bớt rất nhiều công việc. Nếu đứa trẻ không hoàn thành một việc vặt nào đó mà việc này lại cần xử lý ngay lập tức thì trẻ phải làm một việc khác thay thế. Khi quần áo sạch bị ném vào trong máy giặt thay vì được mắc lên, bọn trẻ sẽ phải giặt chỗ quần áo ấy bằng tay.

Để khiến bọn trẻ hiểu rõ và chắc chắn về hình phạt, hãy dành thời gian để trao đổi với trẻ. Yêu cầu trẻ nhắc lại điều luật bị phá vỡ là một trong những cách hiệu quả nhất. Nó loại bỏ trường hợp trẻ không hiểu và tăng cường trí nhớ cho trẻ trong những lần sau. Điều này cần được tiến hành nhẹ nhàng dựa trên tình hình thực tế và không khiến trẻ “cảm thấy tội lỗi”.

Đôi khi, bạn cũng không cần đến hình phạt mới có thể dạy con, có lúc bé sẽ tự mình học được điều đó. VD: Nếu con bạn để quên sách hay không làm bài tập, liệu bạn có chạy tới trường đưa cho con không? Đôi khi cách tốt nhất là cứ để mọi sự tự nhiên xảy ra ở trường, vì thế trẻ có thể học kỹ năng kiểm tra đồ dùng cẩn thận trước khi tới trường. Trẻ sẽ học được tính cẩn thận, có thời gian để suy nghĩ thông suốt và có trách nhiệm với bản thân.

Chúng ta không muốn trẻ trở nên quá phụ thuộc vào chúng ta đến nỗi trẻ không thể phát triển được tính trách nhiệm, do đó chúng ta cần thể hiện thái độ hiểu biết và hợp lý.

Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm tại đây những bí quyết dạy trẻ thông minh.