Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối luôn cần được chú trọng hơn bao giờ hết. Bởi vì đây là giai đoạn thai nhi cần nhiều dưỡng chất từ mẹ để phát triển toàn diện và vượt bậc, chuẩn bị cho sự ra đời của mình.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối (Tam cá nguyệt lần 3)

Tam cá nguyệt lần 3, còn gọi là 3 tháng cuối của thai kỳ, tức tuần 27 – 40. Lúc này thai nhi phát dục nhanh chóng, răng, xương cũng đang canxi hóa nhanh; người chuẩn bị làm mẹ ngoài việc phải tuân thủ những nguyên tắc ăn uống trong thời kỳ mang thai, thì còn phải ăn đủ chất canxi, lúc này ngoài việc bổ sung canxi trong ăn uống thì rất nhiều bác sĩ sẽ kê cho người mẹ bổ sung đơn thuốc canxi.

Lúc này đã gần đến giai đoạn đẻ và cho con bú, nên cần có dinh dưỡng tốt, chú ý bo sung protein chất lượng tốt. Lại còn phải chú ý không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, để tránh thể trọng của thai nhi tăng lên quá mức. Do lúc này tử cung đã lớn, tràng vị của người mẹ bị ép nên phải chú ý ăn ít những thức ăn khó tiêu hóa và những thức ăn có thể gây ra táo bón.

Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối này nên chọn những thức ăn có thể tích nhỏ, giá trị dinh dưỡng cao như thức ăn động vật, đối với thức ăn thuần nhiệt lượng như đường trắng, mật ong… thì nên ăn ít hoặc không nên ăn, khống chế lượng muối ăn vừa đủ, tránh những thức ăn có tính kích thích như ốt, cà phê đặc và các loại rượu.

Nhóm thực phẩm nên ăn trong 3 tháng cuối thai kỳ

Các loại ngũ cốc lương thực, gạo nếp, bột, lương thực phụ: 350 – 400g.

Thịt, chim, cá, trứng và các chế phẩm từ đậu: 250g.

Sữa bò hoặc đậu tương: 440ml

Nội tạng động vật: 50g, mỗi tuần ăn 1 – 2 lần

Hoa quả và rau tươi: 500g, rau xanh có lá chiếm 2/3

Dầu thực vật: 25 – 30g.

Hàng ngày, việc ăn uống trong khi mang thai có thể tăng lên đến trên 5 bữa.

Ví dụ:

Bữa sáng: 1 cốc sữa bò, 1 – 2 quả trứng gà, bánh bao phết mứt quả

9h sáng: 1 – 2 quả hoa quả

Bữa trưa: Gạo 100 – 150g, thịt nướng, gà hấp nấm hương, rau xanh xào, canh 1 bát.

15h: 1 cốc sữa bò, hoa quả

Bữa tối: Gạo 100 – 150g, cá hấp, đậu phụ, rau củ luộc, 1 bát canh, hoa quả 1 quả.

Bữa đêm: 1 cốc nước quả hoặc 1 bát cháo

Đề nghị: Phụ nữ trong 3 tháng cuối thai kỳ nên chú ý bổ sung canxi, thức ăn phải dễ tiêu hóa.

Xem ngay: Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào? tại link https://goo.gl/QkhoNh

Những lưu ý khác cho bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Bà bầu không nên ngồi trước quạt điện quá lâu

Việc trao đổi chất trong cơ thể thai phụ diễn ra rất mạnh mẽ, nhiệt lượng lan tỏa trên da cũng gia tăng, trong mùa hè nóng nực thai phụ thường ra rất nhiều mồ hôi, vì vậy thường sử dụng quạt máy để làm mát. Nếu thai phụ dùng quạt điện quá lâu, mở liên tục sẽ có hiện tượng đau đầu, mệt mỏi, cảm giác ăn uống giảm sút v.v…

Bởi vì khi gió ở quạt điện thổi vào người, tác dụng bốc hơi ở mồ hôi sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể thuyên giảm, dẫn đến huyết quản ở các lỗ chân lông trên da co lại, lực cản bên ngoài đối với mạch máu gia tăng, từ đó làm cho huyết áp lên cao, nhất là ở vùng đầu, do huyết quản trên da đầu nhiều, nên hiện tượng xung huyết rất rõ rệt, từ đó dẫn đến hoa mắt, đau đầu.

Để điều hòa nhiệt độ toàn thân, giữ ở trạng thái cân bằng, hệ thần kinh và các bộ phận khác trong cơ thể cần phải làm việc căng thẳng hơn, vì thế, nếu để quạt quá lâu, con người không cảm thấy thoải mái, ngược lại rất dễ bị mệt mỏi.

Khi thai phụ ra nhiều mồ hôi, càng không nên mở quạt ngay, bởi vì lúc này lỗ chân lông trên toàn cơ thể đang nở ra, tuyến mồ hôi mở lớn, những luồng gió độc dễ xâm nhập vào cơ thể gây nên cảm mạo, trúng gió, rất nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.

Tóm lại, thai phụ nên tránh ngồi trước quạt quá lâu, càng không nên dùng quạt để quạt khô mồ hôi. Khi cần phải mở quạt, chỉ nên để ở mức nhỏ nhất, hoặc dùng tay quạt là được.

Bà bầu không nên nuôi động vật

Trên cơ thể của những động vật như mèo, chó, chim v.v… có rất nhiều kí sinh trùng toxoplasma. Một khi cơ thể người bị kí sinh trùng toxoplasma lây nhiễm thì sẽ bị bệnh toxoplasma. Nó là loại bệnh lây nhiễm dạng ẩn nên không được mọi người lưu ý, nhưng nếu thai phụ nhiễm loại bệnh này thì kí sinh trùng toxoplasma sẽ thông qua nhau thai lây nhiễm vào thai nhi, khi ây thì nguy hại sẽ rất lớn.

Bệnh toxoplasma là loại bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi ký sinh trùng toxoplasma. Bệnh này đe dọa đến sức khỏe của thai nhi. Ký sinh trùng này sinh sôi nảy nở trong ruột mèo, chó, chim và lây nhiễm thông qua phân, thường ở những nơi kín đáo hoặc đất ngoài sân vườn.

Thai phụ thường bị nhiễm khi cầm phải các vật nơi những động vật này thường đi đại tiện hoặc làm vườn nơi có phân của chúng. Ngoài ra thai phụ cũng có thể bị nhiễm toxoplasma khi ăn thịt bị nhiễm ký sinh trùng này không qua đun nấu chín.

Thường thì các triệu chứng của bệnh này không rõ ràng, đôi lúc giống như bị cúm. Tuy nhiên khi phụ nữ bị nhiễm trong lúc có thai, thai nhi cũng bị nhiễm. Thai nhi bị nhiễm có thể vẫn bình thường nhưng có những thai nhi bị những tổn thương trầm trọng ở não và ở mắt.

Để phát hiện xem thai phụ có bị nhiễm bệnh không, cần phải tiến hành xét nghiệm máu để tìm kháng thể kháng lại toxoplasma. Trong trường hợp thai phụ chưa làm xét nghiệm, hoặc không biết bản thân mình có bị nhiễm hay không, hoặc xét nghiệm vào thời điểm chưa đủ thời gian để cơ thể tạo ra kháng thể thì thai phụ cần thiết phải thực hiện những biện pháp phòng tránh.

Để phòng tránh nhiễm loại bệnh này, cách tốt nhất là thai phụ không nên nuôi và tiếp xúc với các loại động vật như chó, mèo, chim, đặc biệt là phân của chúng. Trong trường hợp bất khả kháng, sau khi tiếp xúc thai phụ cần vệ sinh chân tay và cơ thể thật sạch sẽ, ngoài ra cũng nên tránh tôi đa ăn thịt các loại động vật này mà chưa nấu chín, để tránh nguy cơ bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu không nên trưng bày hoa cảnh trong phòng ngủ

Có một số loại hoa cỏ ảnh hưởng không tốt đến thai phụ, sẽ dẫn đến những phản ứng bất thường, vì thế trong phòng ở của thai phụ không nên bày hoa. Ví dụ như những loại hoa như cúc vạn thọ, cẩm tú cầu, xương rồng … đều dễ làm cho thai phụ bị dị ứng, khiến thai phụ cảm thấy ngứa ngáy, niêm mạc da bị sưng phù.

Ngoài ra, những loại hoa có mùi thơm nồng như hoa nhài, thủy tiên, mộc lan, đinh hương v.v… có khả năng làm cho khứu giác thai phụ bị dị ứng, làm giảm cảm giác ăn uống, thậm chí còn khiến thai phụ cảm thấy nhức đầu, buồn nôn v.v… điều này rất bất lợi cho thai nhi.

Do vậy, trong phòng ở của thai phụ nên tránh trưng bày quá nhiều hoa, đặc biệt là những loại hoa mùi thơm quá nồng. Có thể treo vài giỏ lan trong phòng, như vậy không ảnh hưởng gì đến thai phụ mà còn làm cho tâm trạng thai phụ thấy vui vẻ hơn.

Hạn chế sinh hoạt tình dục trong thời kỳ cuối mang thai

Khi đã có thai, cả hai vợ chồng nên cùng quan tâm, đặc biệt là sinh hoạt tình dục thời kỳ có thai nên được hạn chế cho thật phù hợp với những thay đổi của thai kỳ. Thời gian đầu khi có thai từ 1 – 3 tháng, nhau thai còn chưa phát triển trong tử cung, phôi thai sống bám trong tử cung của cơ thể mẹ lỏng lẻo, sự hưng phấn tình dục có thể làm cho tử cung xung huyết và co bóp, có khả năng gây sẩy thai. Lúc này cần tránh sinh hoạt tình dục.

Thời kỳ giữa, khi có thai 4-6 tháng, nhau thai đã phát triển xong. Người mẹ không bị nghén nữa, việc ăn uống cũng đã trở lại bình thường, việc sinh hoạt tình dục trong thời gian này không gây hại đến thai nhi. Nhưng phải chú ý không được sinh hoạt quá lâu, quá nhiều lần. Mặt khác do bụng người phụ nữ có thai ngày càng to, khi sinh hoạt tình dục cần hết sức chú ý đến tư thế, tránh đè ép lên tử cung trong bụng.

Đến thời kỳ cuối khi mang thai 7-9 tháng, lúc này người mẹ cơ bản không có đòi hỏi về tình dục, âm hộ bắt đầu to lên, âm đạo và màng dính tử cung mềm ra và xung huyết, rất dễ bị tổn thương, nhất là âm đạo và tử cung cao càng dễ chảy máu hơn mà việc giao hợp lại dễ đưa vi khuẩn vào âm đạo, gây nên viêm nhiễm bộ phận sinh dục.

Tháng cuối cùng của thời kỳ thai nghén, việc sinh hoạt tình dục có thể dẫn đến những nguy hiểm như sinh non, vỡ nước ối và thai chết lưu. Vì thế nên tránh hẳn sinh hoạt tình dục vào những tháng cuối.

Với những thông tin về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thì hy vọng mẹ bầu sẽ xây dựng được những thực đơn dinh dưỡng và khoa học, giúp mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện nhất.

Mẹ bầu có thể tham khảo thêm danh sách những món ăn tốt và không tốt cho bà bầu tại đây.