Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em nhỏ có thể gây tử vong do tình trạng mất nước và mất muối,là nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Nguyên nhân và tác hại của bệnh tiêu chảy
- Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ ngày.
- Nguyên nhân chủ yếu của tiêu chảy là do nhiễm khuẩn đường ruột (virút, vi khuẩn, hoặc ký sinh trùng gây bệnh) lây nhiễm bởi thức ăn, nước uống và vật dụng mất vệ sinh.
- Ngoài ra, tiêu chảy còn có thế do chế độ ăn không thích hợp và do biến chứng của các bệnh khác (sởi, viêm tai giữa, viêm phối, suy dinh dưỡng, dị dạng đường ruột, thiếu men tiêu hóa, suy giảm miễn dịch…)
Xử trí các trường hợp tiêu chảy
Xử trí các trường hợp tiêu chảy chưa có dấu hiệu mất nước:
Nguyên tắc 1 cho trẻ uống nhiều hơn thường lệ, đề phòng mất nước.
Tốt nhất là cho uống nước cháo, cách nấu nước cháo như sau :
- Nước cháo cần pha và cho trẻ uống càng sớm càng tốt, ngay khi trẻ bắt đầu đi tiêu chảy.
- Sau mỗi lần đi, lại cho trẻ uống 100-200ml (khoảng V2 -1 bát) để bù lại lượng nước đã mất do tiêu chảy, phòng ngừa trẻ bị mất nước.
- Nước cháo này không phải là thức ăn của trẻ, không thể thay thế cho bữa ăn của trẻ.
- Nước cháo đã pha chỉ dùng trong ngày (tốt nhất là chỉ dùng trong 6 giờ) không để lâu.
Nguyên tắc 2: Tiếp tục nuôi dưỡng trẻ thật tốt (ăn tốt hơn bình thường) để trẻ chóng hồi phục và đề phòng suy dinh dưỡng.
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ bình thường hoặc nhiều hơn càng tốt khi trẻ bị tiêu chảy.
- Có thể cho bú vào giữa các lần uống Oresol.
- Trẻ nuôi bằng sữa bò hay bột thì chú ý pha loãng gấp đôi và cho ăn nhiều lần trong ngày.
- Trẻ đã ăn cháo hay cơm thì cần nấu nhuyễn, kèm thêm thịt, cá, trứng, dầu thực vật. Cho trẻ uống thêm nước canh, nước rau, ăn thêm quả…
- Khi khỏi tiêu chảy, cần tiếp tục cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa, liền trong một tháng cho đến khi trẻ hồi phục cân nặng ban đầu và phát triển bình thường.
Nguyên tắc 3: Đưa trẻ đến trạm y tế ngay, nếu sau hai ngày chữa tại nhà không đỡ hoặc có các dấu hiệu sau :
- Trẻ đi tiêu nhiều lần, phân có nhiều nước.
- Nôn nhiều lần.
- Khát nước nhiều.
- Mắt trũng.
- Bỏ bú, không chịu ăn uống.
- Sốt.
- Phân có máu.
- Không đái (không có nước tiểu).
- Khóc không có nước mắt.
Các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy
* Nuôi con bằng sữa mẹ:
Bảo đảm cho trẻ bú mẹ, vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, thích hợp nhất. Trẻ bú mẹ ít bị tiêu chảy hơn là ăn sữa bò hoặc các loại thức ăn khác.
* Cho trẻ ăn đúng:
Ngoài sữa mẹ, từ tháng thứ 5 trở đi, phải cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung, cho ăn từ từ, phù hợp với từng lứa tuổi.
*Sử dụng nguồn nước sạch:
- Dùng nước sạch: nước máy, nước giếng, nước mưa…
- Nguồn nước luôn được bảo vệ tránh ô nhiễm (xa hố xí, bãi rác,…). Có bờ xây xung quanh, có rào chặn súc vật…
- Nước tích trữ trong gia đình phải đựng trong dụng cụ sạch, đậy nắp cẩn thận, dùng gáo sạch…
- Nước uống cho trẻ cần đun sôi để nguội, không để trẻ uống nước lã.
* Bảo vệ vệ sinh cá nhân:
- Rửa tay sạch là biện pháp phòng bệnh đơn giản mà có hiệu quả.
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi bẩn, trước khi đi ngủ. Rửa tay, rửa mặt… mỗi buổi sáng ngủ dậy.
* Tiêm phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch:
Bảo đảm trẻ được tiêm phòng đầy đủ và dũng lịch, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, phòng 6 bệnh thường gặp.
Lưu ý, khi trẻ bị tiêu chảy thức ăn hàng ngày của trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo để dễ tiêu hoá và hấp thụ…