Sữa bà bầu có gây tiểu đường trong thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là hội chứng nhiều bà bầu có thể mắc phải. Vậy khi đã mắc tiểu đường thia kỳ, vấn đề dinh dưỡng của thai phụ cần điểu chỉnh gì? Nhất là đối với sữa-loại thuwjp phẩm không thể thiếu cho thai kỳ-mẹ phải làm soa để đảm bảo sức khỏe mà thai nhi vẫn có đủ dinh dưỡng?
Hiểu đúng về tiểu đường thai kỳ và sữa cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ.
Hiểu về tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là tiểu đường type 3, xảy ra chủ yếu vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ do sự thay đổi các hormone trong cơ thể. Đây là loại bệnh chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai, dù trước đó không hề bị mắc bệnh này.
Thông thường, bệnh tiểu đường thai kỳ không có một biểu hiện nào rõ ràng, chỉ một số ít thai phụ sẽ cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều, ăn nhiều không thể kiểm soát,…
Khi một người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong thời gian mang thai thì nhiều khả năng sẽ mắc tiểu đường thai kỳ một lần nữa vào kỳ mang thai tiếp theo, và có nguy cơ sẽ mắc tiểu đường tuýp 2 sau này trong đời. Những phụ nữ mang thai ở độ tuổi cao thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ càng cao.
Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng như thế nào?
Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt. Mẹ bầu có nhiều nguy cơ mắc tiền sản giật, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, làm tăng nguy cơ sảy thai, thậm chí dẫn đến hiện tượng thai chết lưu muộn (trên 32 tuần thai mới chết), ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý của thai phụ.
Còn thai nhi có nguy cơ tử vong hoặc dị tật, chậm phát triển, thai to dễ bị sang chấn như gãy xương đòn, trật khớp vai, dễ suy hô hấp, giảm sự trưởng thành của phổi…
Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không?
Khi bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường trong máu mẹ bầu tăng cao. Vì thế, các mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng ít đường, nhiều trái cây, rau xanh. Nếu mẹ uống sữa bầu một cách tuỳ tiện thì nguy cơ tăng đường huyết càng cao hơn.
Nếu bị tiểu đường trong thai kỳ thì mẹ bầu cần phải nhờ đến bác sĩ để kiểm tra xem mức độ tiểu đường của bạn cao hay thấp, có thể uống sữa bầu được không hay phải uống với loại sữa dành riêng phù hợp với mức độ bệnh của mẹ bầu.
Sữa cho mẹ bầu bị tiểu đường là các loại sữa không làm tăng đường huyết quá mức. Cụ thể là sữa không đường và quan trọng hơn là hàm lượng carbohydrat trong sữa phải thấp. Vì thế, khi chọn mua sữa bầu, các mẹ nên tham khảo hàm lượng carbohydrat và lượng chất béo ghi trên nhãn sữa, nếu thấy hàm lượng này thấp (chẳng hạn dung tích 100ml có 3,1 gram carbohydrat) thì có thể dùng được.
Mẹ mắc phải tiểu đường thai kỳ có thể cân nhắc về những loại sữa có nguồn gốc từ thiên nhiên như: sữa đậu nành, sữa hạt óc chó, sữa bí đỏ,…Nhưng nhớ lưu ý và tìm hiểu kỹ hàm lưỡng dinh dưỡng của những loại thực phẩm này trước khi lựa chọn sử dụng.
Ăn gì khi mắc tiểu đường thai kỳ
Những thực phẩm nên tránh: Bạn nên hạn chế các loại đồ uống có gas, có đường, cắt giảm thực phẩm giàu tinh bột (cơm, bánh mì trắng, khoai tây), cắt giảm thực phẩm giàu chất béo.
Những thực phẩm nên chọn: Bạn nên chọn nhiều rau xanh, chất xơ, các loại hoa quả mát nhưng ít đường.
Có thể thay sữa bằng sản phẩm khác: Sữa là thực phẩm thường được bà bầu ưa dùng. Nhưng khi bị tiểu đường thai kỳ, bạn nên chuyển từ sữa thông thường, sữa giàu kem sang loại sữa không đường và tách kem. Nếu nguy cơ tiểu đường thai kỳ khó kiểm soát, bạn có thể chọn nguồn bổ sung canxi khác thay sữa, hãy chọn các sản phẩm có bổ sung canxi, vi khoáng chất không có chất đường, không chất béo.
Đặc biệt vì chế độ ăn kiêng thai kỳ có thể khiến bạn thiếu dinh dưỡng nên bạn cần tăng cường bổ sung canxi, vi khoáng chất nhiều hơn nhờ các sản phẩm dạng không béo, không đường này.
Ăn thành nhiều bữa nhỏ: Việc chia thành nhiều bữa nhỏ giúp tránh hiện tượng tăng đường huyết đột ngột.
Vận động hợp lý: Thai phụ tránh tình trạng ngồi/nằm quá lâu (trừ những trường hợp động thai, thai có vấn đề đặc biệt cần kiêng vận động). Để kiểm soát tốt đường huyết thai kỳ, bạn nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đi bơi để tăng lưu thông máu, tránh phù nề, tê bì chân tay.
Tìm hiểu thêm về sữa cho bà bầu tại đây.