Thông tin về suy dinh dưỡng và trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân

Thông tin về suy dinh dưỡng và trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân

Cha mẹ thường lo bé nhà mình bị suy dinh dưỡng bởi cơ thể có phần bé nhỏ hơn các bạn đồng trang lứa và bắt đầu quan tâm đến chuyện trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân. 

Khi nào thì trẻ được xác định là suy dinh dưỡng 

Suy dinh dưỡng là tình trạng rối loạn dinh dưỡng khiến việc phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ bị chậm đi, chức năng và hình thể của một số bộ phận cơ thể bị biến đổi ở các mức độ khác nhau. Suy dinh dưỡng thường xuất hiện với trẻ dưới ba tuổi.

Như thế nào là trẻ suy dinh dưỡng?

Cha mẹ không nên thấy con mình có phần bé hơn, thấp hơn những em bé đồng trang lứa mà kết luận ngay con mình bị suy dinh dưỡng rồi lại tức tốc bồi bổ với những câu hỏi trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân. Một số biểu hiện giúp bạn phát hiện sớm trẻ bị suy dinh dưỡng:

– Trẻ chậm tăng cân và không tăng cân trong suốt một thời gian dài.

– Trẻ biếng ăn, ăn ít, môi xanh tái, niêm mạc mắt nhợt nhạt.

– Trẻ buồn bực, thường trằn trọc khó ngủ, kém linh hoạt, ít chơi hay quấy khóc.

– Các cơ bắp tay chân mềm nhão, bụng hơi phình to dần.

– Chậm phát triển vận động như chậm biết lật, ngồi, bò, đứng.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng

– Do chế độ ăn uống của bé không hợp lý, có thể do thiếu ăn nhưng cũng có thể do ăn nhiều quá dẫn đến không tiêu hóa được, rối loạn tiêu hóa. Có thể do chế độ ăn uống thiếu cân đối giữa các thành phần chất dinh dưỡng. Đôi khi do trẻ ăn dặm quá sớm dẫn đến rối loạn hấp thu.

– Do bị bệnh nhiễm khuẩn kéo dài, như lao, viêm tai, sâu răng,…

– Do các dị tật bẩm sinh: hở hàm ếch, phì đại môn vị, phình đại tràng, ….

– Trẻ chán ăn có thể do một số nguyên nhân: Bất hòa của cha mẹ, thiếu gắn bó trong quan hệ mẹ-con, cha-con, vắng cha hoặc mẹ trong thời gian dài, hoặc cha mẹ bận bịu, giao con cho người giúp việc, ít quan tâm con cái…

Mẹ cần thường xuyên quan sát chiều cao và cân nặng của bé để biết bé có bị suy dinh dưỡng hay không

Biểu hiện suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ thường biểu hiện dưới ba hình thái như sau:

• Thể teo đét

Cơ thể bé gầy còm, da nhăn nheo, cân nặng dưới mức trung bình. Thể teo đét thường được chia làm ba độ như sau:

– Suy dinh dưỡng độ 1: Cân nặng giảm từ 10-15% so với mức độ phát triển cân nặng trung bình. 

– Suy dinh dưỡng độ 2: Trẻ gầy rất rõ, cân nặng giảm từ 15- 30% so với mức độ phát triển cân nặng trung bình và lớp mỡ dưới da còn rất mỏng. 

– Suy dinh dưỡng độ 3: Trẻ gầy đét, da nhăn nheo, lớp mỡ dưới da không có, cân nặng giảm trên 30% so với mức độ trung bình.

• Thể phù

Thiếu chất đạm trầm trọng sẽ là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng thể phù. Bé sẽ có những biểu hiện như cân nặng suy giảm, phù toàn thân, những mảng da bị biến màu thành nâu sẫm hay các vết loét nếu đã bị phù lâu. Trẻ lờ đờ, mệt mỏi, đi ngoài phân lỏng nhiều ngày.

• Thể phối hợp

Phối hợp giữa suy dinh dưỡng thể teo đét và thể phù.

Trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân? 

Trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân?

Những thực phẩm có chứa Protein

Là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong cơ thể, nó được tổng hợp từ các axit amin và mỗi tế bào đều cần protein.Nếu thiếu protein sẽ sinh bệnh tật, thậm chí gây tử vong chính vì vậy đây là dưỡng chất cần thiết để giải quyết vấn đề trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân.

Nguồn protein có trong động vật như trứng, thịt, cá hoặc trong các thực phẩm chế biến từ đậu nành như phô mai, đậu nành và đậu hũ. Ngoài ra các nguồn protein cũng có trong các hạt đậu, kê, bột mỳ, ngô, hạt mầm… tuy nhiên sẽ thiếu một hoặc nhiều các axit amin cần thiết.

Những thực phẩm có chứa đường

Là chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, phần lớn năng lượng cần thiết cho các cơ quan tổ chức trong cơ thể do dường cung cấp.

Nguồn thực phẩm cung cấp dường rất phong phú: các loại trái cây tự nhiên hoặc các loại ngũ cốc như gạo, mì, ngỏ và các loại đậu như dậu xanh, các loại củ như khoai tây, khoai sọ…

Những thực phẩm giàu tinh bột

Tinh bột được cơ thể hấp thụ và chuyên hoá thành đường để cung cấp năng lượng cho cơ thể. 

Nguồn tinh bột có trong các loại hạt như lúa mì, gạo, bắp, hạt kê, đậu Hà Lan và các loại hoa quả như cà rốt, củ cải, khoai tây, chuối…

Những thực phẩm giàu chất xơ

Mặc dù nhu cầu về chất xơ của trẻ không nhiều, nhưng chất xơ là một chất cần thiết trong chế độ ăn giúp trẻ không bị táo bón. 

Nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa các chất xơ có thể hoà tan được như táo, lê, cà rốt, khoai tây, quả khô, đậu… nhưng chỉ cho ăn với một lượng nhỏ.

Những thực phẩm có chứa lipit

Đây là  thành phần quan trọng tạo nên tổ chức tế bào; nó duy trì nhiệt độ cơ thể, bảo vệ cho cơ quan nội tạng không bị tổn thương và rất cần thiết để bảo vệ tế bào, sản xuất ra các hormone và cung cấp chất béo – hoà tan vitamin A, D, E, K. 

Bạn có thể dùng mỡ lợn, bơ, mỡ thịt gia cầm, mỡ bò, lòng đỏ trứng gà… là nguồn thực phẩm chủ yếu cung cấp lipit động vật. Lạc, đậu nành, vừng… là nguồn cung cấp li pit thực vật.

Những thực phẩm giàu chất khoáng

Chất khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể, có tác dụng bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm răng và xương được cứng hơn. 

Chất khoáng cần cho cơ thể người gồm rất nhiều loại. Chất khoáng quan trọng nhất về mặt dinh dưỡng của trẻ nhỏ có: canxi, iốt, chất sắt, kẽm, flo,…

Canxi có trong các loại thực phẩm được chế biến từ sữa và trứng, các loại rau có nhiều lá màu xanh đậm, các loại rau củ, các loại đậu như đậu Hà Lan và đậu phụ, hạt, các loại quả khô và gạo xay.

Iốt có trong các thực phẩm được chế biến từ sữa, trứng, trái cây, rau quả và các thực phẩm từ hạt.

Chất sắt có trong gan, thịt nạc, lòng đỏ trứng, các loại rau xanh nhiều lá, hoa quả, bánh mỳ đen, bột ngũ cốc dinh dưỡng và sữa đậu nành.

Kẽm có trong các loại thực phẩm như rau xanh, hạt mè, trứng, thịt, gan và hải sản…

Giúp trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để tăng cân bạn có thể bổ sung thêm dưỡng chất bằng cách cho bé uống sữa như Vinamilk Dielac, Vinamilk Optimum, …. Chúc các bạn thành công.