Khoai lang, hành tây tím, rong biển… là những thực phẩm nên có trong thực đơn của mẹ bầu bị tiểu đường. Trong thai kỳ, nếu chẳng may bị tiểu đường, mẹ bầu phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và bản thân như: tăng huyết áp, viêm bể thận, biến chứng thai kỳ, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hậu sản, viêm tuyến vú…
Ngoài ra, khả năng vỡ ối và sinh non của những mẹ bầu mắc chứng tiểu đường cao gấp 10 lần so với các bà mẹ bình thường khác. Vì vậy, ngoài việc chú ý giữ gìn sức khỏe, tăng cường rèn luyện thân thể, mẹ bầu bị tiểu đường hoặc có lượng đường trong máu cao hơn bình thường cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống của mình. Những thực phẩm dưới đây được các bác sĩ đánh giá là tốt và phù hợp với chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu bị tiểu đường. Khoai lang Khoai lang có tác dụng hạ đường huyết và kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, ăn khoai lang cũng giúp mẹ bầu nhuận tràng, giảm thiểu nguy cơ bị táo bón thai kỳ. Hành tây tím Trong hành tây tím có chứa nhiều hóa chất tự nhiên có tác dụng cao trong việc hạ đường huyết, giảm mỡ máu, chống viêm, chống hen suyễn… Hành tây tím có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Rong biển Hàm lượng vitamin, protein, carotein… trong rong biển tương đối phong phú, đặc biệt chứa rất ít đường nên có tác dụng hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu. Rong biển có thể chế biến thành nhiều món chay, mặn khác nhau. Đặc biệt, rong biển nấu canh rất tốt cho sức khỏe bà bầu.
Cà rốt Cà rốt có nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho… Một củ cà rốt cỡ trung bình có 19mg canxi, 32mg photpho, 233mg kali, 7mg vitamin C, 7gr carbonhydrat, 5gr đường, 2gr chất xơ, 1gr chất đạm, 6000mcg vitamin A, 40 calori, không có chất béo hoặc cholesterol. Vì thế, không những chữa trị hiệu quả chứng táo bón trong thai kỳ mà cà rốt còn có tác dụng hạ huyết áp, rất có lợi cho mẹ bầu bị tiểu đường. Cà rốt có thể chế biến theo nhiều cách: xào, nấu, ngâm dấm… hoặc làm thành sinh tố, nước ép cũng rất ngon.
Mộc nhĩ Mộc nhĩ chứa nhiều polysaccharides có tác dụng hạ đường huyết. Ngoài ra, hàm lượng protein , carotene, vitamin, chất sắt , natri, kali, canxi và các khoáng chất khác trong mộc nhĩ cũng tương đối cao nên không chỉ giúp giảm lượng đường trong máu mà còn giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác tốt hơn. Mướp đắng Theo các nghiên cứu lâm sàng gần đây, mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) rất có giá trị trong việc chữa trị cao huyết áp. Mướp đắng tươi có thể sử dụng chế biến món ăn hoặc phơi khô để uống trà. Tuy vậy, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều mướp đắng vì có tính hàn.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là một hành trình vô…
Chất lượng dinh dưỡng tại các trường mầm non quận 10 thường được đánh giá…
Trường trung học quốc tế là một hình thức giáo dục mới được phát triển…
Lựa chọn con đường học tập phù hợp sau khi tốt nghiệp cấp 2 là…
Trường quốc tế quận 10 VAS Ba Tháng Hai là một trong những cơ sở…
Hệ thống trường mầm non quốc tế đang dần trở thành lựa chọn hàng đầu…