Categories: Giáo dục

Top 8 kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non có quan trọng cho sự phát triển tri thức và sự nghiệp của bé trong tương lai? Kỹ năng xã hội sẽ gồm có những kỹ năng nào? Để giải đáp thắc mắc này, các bạn hãy cùng theo dõi ngay bài viết bên dưới nhé.

Kỹ năng xã hội lắng nghe

Kỹ năng xã hội lắng nghe là kỹ năng cần thiết giúp trẻ có thể hiểu và tôn trọng ý kiến của mọi người xung quanh, đồng thời cũng hỗ trợ cho trẻ biết được cách xử lý xung đột hiệu quả nhất. Ba mẹ có thể hướng dẫn cho bé lắng nghe qua việc nhắc nhở trẻ tập trung, chú ý vào người đang nói và tương tác từ họ. Ba mẹ cũng nên đặt câu hỏi và lắng nghe câu trả lời của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ bộc lộ được suy nghĩ và cảm xúc của bản thân.

Kỹ năng xã hội lắng nghe

Kỹ năng biết chia sẻ

Kỹ năng biết chia sẻ sẽ hỗ trợ cho trẻ rèn luyện được khả năng tương tác với xã hội, xây dựng được các quan hệ tốt với người xung quanh và trở thành người có ích trong cộng đồng. Kỹ năng này không những giúp cho bé lứa tuổi mầm non phát triển sự tự tin, lòng biết ơn, sự trách nhiệm mà còn để trẻ biết giúp đỡ mọi người và cảm thấy hạnh phúc, hài lòng với bản thân.

Kỹ năng xã hội tôn trọng không gian cá nhân

Một trong những kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non quan trọng cần phải rèn luyện là kỹ năng tôn trọng không gian cá nhân của người khác. Điều này giúp trẻ hiểu và tôn trọng không gian riêng tư của mọi người xung quanh, học cách đối nhân xử thế và tạo ra một môi trường sống và học tập khác biệt, thoải mái và hài hòa. Khi trẻ biết tôn trọng không gian cá nhân của mình và của người khác, bé cũng sẽ hình thành những mối quan hệ tốt hơn, tăng tính đồng cảm và giúp bé  phát triển toàn diện hơn.

>> Xem thêm: Trường quốc tế VAS hướng dẫn cách định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Kỹ năng giao tiếp qua mắt

Ngoài việc sử dụng ngôn từ để bày tỏ suy nghĩ và quan điểm bản thân thì trẻ mầm non cũng có thể dùng ánh mắt để giúp gia tăng tính hiệu quả trong giao tiếp. Điều này giúp bé thể hiện sự tôn trọng cũng như thu hút sự chú ý của người tham gia. Kỹ năng giao tiếp qua ánh mắt thực sự vô cùng hữu ích và khắc phục được điểm hạn chế về ngôn từ, giúp cho trẻ dễ dàng nói chuyện được trước đám đông một cách hoạt bát, tự tin hơn.

Kỹ năng giao tiếp qua ánh mắt thực sự vô cùng hữu ích

Biết lễ phép, cảm ơn và xin lỗi

Qua việc dạy cho trẻ biết nói lời cảm ơn và xin lỗi, trẻ sẽ hình thành được các thói quen tốt trong ứng xử, giao tiếp với người xung quanh. Trẻ biết cư xử lễ phép, lịch sự, từ đấy hình thành được sự tư duy, hiểu được tính trách nhiệm trong quan hệ xã hội. Bé mầm non sẽ tạo nên ấn tượng tốt, nhận được thiện cảm từ mọi người.

Biết nghe lời người lớn

Trẻ mầm non cần biết vâng lời thầy cô, cha mẹ, người lớn tuổi hơn. Khi bé biết vâng lời, bé sẽ biết được cách tôn trọng cũng như tuân thủ các quy định, hướng dẫn từ mọi người. Bên cạnh đó thì trẻ cũng sẽ thấy an toàn khi được người lớn chăm sóc, chỉ bảo và giúp đỡ. Ngoài ra bé cũng cần được khích lệ phát triển tính tự chủ và suy nghĩ độc lập để đưa ra được những quan điểm phản biện của mình lịch sự và tôn trọng.

Trẻ mầm non cần biết vâng lời thầy cô, cha mẹ

Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Khi trẻ mầm non có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, bé sẽ tự tin hơn khi phải đối mặt với các tình huống nguy hiểm. Kỹ năng bảo vệ gồm có việc nhận biết và cách xa tình huống nguy hiểm. Trẻ biết đưa ra yêu cầu trợ giúp từ người xung quanh, cũng như biết thể hiện, bảo vệ quyền lợi cho mình 1 cách hiệu quả. Ba mẹ cần hướng dẫn cho trẻ biết xử lý các tình huống khó xử, chẳng hạn như sự  bạo lực, hay người lạ tiếp cận. Trẻ cần được dạy cách tự bảo vệ bản thân.

Kỹ năng tự tin

Trẻ sẽ phát huy được tối đa khả năng của mình khi trẻ tự tin thể hiện tài năng và sở trường của bản thân. Kỹ năng này sẽ giúp bé có thể tự quản lý cũng như giải quyết nhiều vấn đề một cách độc lập, giúp tăng khả năng đối mặt với tình huống khó khăn trong cuộc sống. Để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tự tin, ba mẹ và thầy cô nên tạo môi trường cho trẻ có thể tự do bộc lộ tài năng, bản lĩnh, quan điểm, suy nghĩ của trẻ khi gặp vấn đề nào đấy.

Thầy cô nên tạo môi trường cho trẻ có thể tự do bộc lộ tài năng

Xem thêm: Kỹ năng xã hội là gì? 10 kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non quan trọng

Lời kết

Bài viết trên đã chia sẻ tới mọi người top 8 kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non. Mong rằng những thông tin bên trên sẽ hữu ích cho các ba mẹ khi có cpn đang trong độ tuổi mầm non.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Bí kíp “bất bại” trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là một hành trình vô…

5 months ago

Đánh giá chất lượng dinh dưỡng tại trường mầm non quận 10

Chất lượng dinh dưỡng tại các trường mầm non quận 10 thường được đánh giá…

5 months ago

Các hoạt động phát triển kỹ năng cho học sinh tại trường trung học quốc tế

Trường trung học quốc tế là một hình thức giáo dục mới được phát triển…

6 months ago

Sự khác biệt giữa bằng THPT và bằng A Level là gì?

Lựa chọn con đường học tập phù hợp sau khi tốt nghiệp cấp 2 là…

6 months ago

Khám phá trường quốc tế quận 10 VAS – cơ sở Ba Tháng Hai

Trường quốc tế quận 10 VAS Ba Tháng Hai là một trong những cơ sở…

6 months ago

4 lợi ích khi cho trẻ học tại hệ thống trường mầm non quốc tế

Hệ thống trường mầm non quốc tế đang dần trở thành lựa chọn hàng đầu…

7 months ago