23/08/2018
Mẹ Nuôi Bé
Trẻ học mà chơi
Nếu bạn nhận được tiếng cười giòn hay cái cười toe toét đáp trả lại của bé, bạn hãy đón nhận và vui vẻ với con trong niềm hạnh phúc vô bờ ấy. Nhưng nếu bạn không được đáp trả theo ý muốn, hãy tìm hiểu xem cháu muốn gì. Mỗi đứa trẻ có những kiểu phản ứng khác nhau trước các tác động, vì thế hãy làm theo những gì bé muốn. Liệu bé có hài lòng hơn không khi bạn nổi giận hay im lặng? Và bé sẽ thì thầm hay thét lên để thu hút sự chú ý của bạn, hay vùng vẫy và đá vào một đồ vật để diễn tả tình thương của bé?...
Hãy chú ý đến những dấu hiệu bé thường biểu hiện để biết khi nào bé vui, buồn, mắc cỡ... Bạn hãy dùng ánh mắt, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ làm cho bé vui vẻ. Bé có thể chưa nói được, nhưng hành động của bé mang nhiều ý nghĩa.
Nguồn gốc của niềm vui:
Chìa khóa xây dựng kỹ năng giao tiếp cho trẻ trước khi biết nói là tạo hứng thú. Mỗi đứa trẻ đáp lại lời dỗ dành của bố mẹ bằng những cách khác nhau. Bạn hãy thử làm tăng sự thích thú của bé bằng những cách sau:
- Trò chuyện và cùng bập bẹ với bé, thay đổi giọng nói: cao, thấp và nhỏ nhẹ hay lớn hơn.
- Biểu lộ nét mặt khác nhau khi trò chuyện với bé.
- Giúp bé thoải mái bằng cách xoa lưng bé nhẹ nhàng trong khi kể chuyện cho bé nghe.
- Di chuyển tay và chân bé nhẹ nhàng khi nói chuyện và ngắm bé.
- Ru bé nhanh hoặc chậm hơn khi mỉm cười và nói chuyện với bé.
Nếu những phương pháp này không có tác dụng, bạn hãy dùng kinh nghiệm của chính mình. Nhưng phải nhớ rằng đừng làm cháu mệt, cố gắng giảm bớt nếu bạn cảm thấy bé quá bị kích động. Khi tìm ra một phương pháp tốt, nhớ dùng ngay để cháu hứng thú hơn. Ví dụ như khi chơi trò trốn tìm, bạn hãy tạo ra những tiếng động khác nhau trong lúc trốn và tìm để gây chú ý, thu hút bé.
Bài viết liên quan