Trường mầm non quốc tế VAS gửi thông điệp đến các bậc phụ huynh

Trường mầm non quốc tế VAS gửi thông điệp đến các bậc phụ huynh

Trẻ nhỏ trong giai đoạn mầm non cần được chăm sóc và dạy dỗ theo những phương pháp đúng dắn. Nhưng không phải ba mẹ nào cũng biết cách dạy trẻ phù hợp. Dưới đây là phương pháp giáo dục trẻ được các trường mầm non quốc tế giới thiệu đến quý phụ huynh. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Khuyến khích trẻ đọc sách

Đọc sách chính là cách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ ngay từ khi còn bé. Thậm chí với các bé chưa biết nói, chưa biết đi, ba mẹ thường xuyên cho con xem những quyển sách có màu sẽ giúp kích thích thị giác và hệ thần kinh của trẻ tốt hơn. 

Đối với trẻ mầm non, để xa rời chiếc tivi và đọc sách hoặc nghe ba mẹ kể những câu chuyện trong sách đòi hỏi phải có phương pháp vì trong quá trình giáo dục, muốn con trẻ tiếp nhận cái gì, thì phải dụ dỗ trẻ, muốn trẻ bài xích cái gì, thì phải ép buộc chúng – đây là một chiêu rất có hiệu quả. Tất cả những bậc phụ huynh không đạt được mục đích, nguyện vọng và kết quả hoàn toàn trái ngược nhau, chắc chắn là do đã áp dụng ngược phương pháp.

Khi muốn trẻ ngoan ngoãn ngồi nghe bạn đọc cho bé nghe một cuốn truyện dài ngoằn thì trước đó bạn nên thường xuyên đọc quyển truyện đó trước mặt các con và khen ngợi nội dung trong truyện sẽ kích thích trí tò mò của trẻ. Sau đó, phụ huynh có thể dẫn bé vào câu chuyện đến chi tiết hồi hộp, gây cấn thì có thể nói rằng: ba/mẹ chỉ mới đọc đến đây, đằng sau chưa biết sẽ thế nào, đợi đọc xong ba/mẹ sẽ kể cho con nghe nhé.

Mấy lần như vậy, trong lòng trẻ sẽ rất bứt rứt, sốt ruột và điều đó chính là phụ huynh đang đi đúng hướng, kích thích khả năng muốn tìm tòi học hỏi thông qua việc được ba mẹ kể chuyện hay đọc sách cho bé nghe, giảm được phần nào sự giải trí trên tivi hoặc internet.

Trong độ tuổi thiếu nhi, phụ huynh nên khuyến khích trẻ đọc những truyện tranh có hình ảnh vui nhộn, có thể con chưa biết chữ, nhưng những hình ảnh trong truyện sẽ dễ dàng giúp con nắm bắt được nội dung. Chính vì thế mà trong các thư viện của các trường mầm non như VAS, mầm non công lập hay dân lập, v.v… đều không thiếu những quyển truyện tranh như thế dành cho trẻ mẫu giáo.

2. Đọc sách là việc lâu dài

Không chỉ khuyến khích trẻ mầm non đọc sách mà nên hình thành thói quen đọc sách cho trẻ cho đến sau này khi lớn lên. Khi trẻ chập chững vào lớp 1 và dần biết đọc biết viết, ba mẹ có thể chọn những quyển sách có nhiều chữ hơn một chút cho bé tập làm quen, và khi con lên lớp 2 – 3. Chọn những quyển tiểu thuyết có nội dung hấp dẫn sẽ kích thích trí tò mò của bé. Nhưng vẫn cần ba mẹ chủ động dẫn bé vào câu chuyện. 

Có một mẹo nhỏ dành cho ba mẹ nếu như việc mua sách tốn kém quá nhiều tiền, phụ huynh nên đến những thư viện lớn để thuê sách cho các con. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa có thêm nhiều lựa chọn về sách cho các con.

trường mầm non quận 10 khuyến khích trẻ đọc sách

Trong thực tế, có rất nhiều trẻ rất thích đọc sách do ảnh hưởng từ ba mẹ nhưng cũng có không ít bé, hoàn toàn không hề thích đọc sách, dù ba mẹ có cố ép đi chăng nữa. Thậm chí khi để các bé này tiếp xúc với những đứa trẻ có niềm đam mê đọc sách, các bậc phụ huynh lại vô tình buông ra những lời so sánh như :”con xem em nhỏ hơn con 2 tuổi mà còn thích đọc sách đây này”. Điều này là một sai lầm của các bậc cha mẹ, không nên nói con như vậy trước mặt mọi người, nói như thế sẽ khiến trẻ càng không tự tin vào khả năng đọc sách của mình, hơn nữa lại cảm thấy rất mất thể diện. Thực ra con trẻ cũng có lòng sĩ diện, nếu ba mẹ muốn cậu bé làm việc gì thì nên bày tỏ sự khen ngợi trước người khác về khả năng của cậu trong lĩnh vực này.

Nếu muốn con mình thích đọc sách ngoài giờ học, thì đừng bao giờ trực tiếp yêu cầu con trẻ “đọc sách đi”, cũng không nên lấy chuyện con trẻ có thích đọc sách hay không làm chủ đề để nói chuyện, càng không nên lấy chuyện đọc sách để giáo huấn con trẻ. Vì việc đọc sách phải xuất phát từ sự hứng thủ của chính bản thân bé thì mới có hiệu quả.

3. Cách giúp bé chủ động tiếp xúc những quyển sách

Đối với các bé không thích đọc sách, đầu tiên ba mẹ nên để trẻ tiếp xúc với những tờ báo. Một cách khéo léo nhất là khi ba mẹ đọc bào hàng ngày, nên kể cho con nghe những mẫu truyện vui trên báo, khi kích thích được sụ tò mò, ba mẹ đưa hẳn tờ báo để chỉ cho bé xem. Dần dần trẻ sẽ hình thành thói quen chủ động tìm đọc những mẫu tin ngắn hay những mẫu truyện trên báo. 

Sau này, khi con quen với việc đọc báo, ba mẹ nên chuyển sang giới thiệu cho trẻ những quyển sách hay phù hợp với độ tuổi của con. Ngoài ra, phụ huynh nên lưu ý, không cố gắng kiểm tra bé bằng cách kêu bé kể lại những câu truyện mà bé đã đọc được, điều này sẽ sinh ra tâm lý chán chường và đọc sách trở thảnh một bài kiểm tra ở nhà chứ không còn là giải trí nữa.

Nếu một đứa trẻ ngay từ nhỏ đã tạo được hứng thú đọc sách, thì chúng thường không để tivi cướp đi thời gian đọc sách của mình; nhưng nếu từ lâu con trẻ rất ít tiếp xúc với sách vở, lớn lên trước màn hình tivi, bạn muốn bắt trẻ giữa chừng phải chuyển sang đọc sách thì là điều tương đối khó, cần phải áp dụng nhiều biện pháp hơn.
Bố mẹ tuyệt đối không nên dùng biện pháp mạnh tắt tivi để bắt con đọc sách. Kể cả có tắt tivi, cũng không thể giúp trẻ cam tâm tình nguyện cầm sách lên; kể cả trẻ đã cầm sách lên, nhưng cũng không thể chuyên tâm đọc. 

Nếu thực sự ba mẹ muốn ngừng việc cho trẻ xem tivi thì có một mẹo nhỏ đó là rút một sợi dây nào đó của tivi ra, hoặc lấy một linh kiện nào đó ra, khiến tivi không xem được nữa. Bố mẹ giả vờ nói tivi hỏng rồi, sau đó tìm ra các lý do để kéo dài thời gian sửa tivi, ít là một hai tháng, nhiều là nửa năm một năm. Trong thời gian này, bố mẹ bắt đầu đọc sách, sau đó lựa thời gian thích họp giói thiệu cho con trẻ một cuốn sách thú vị, để con trẻ phát hiện được niềm vui của đọc sách trong lúc nhàn rỗi không có việc gì để làm. Đợi đến khi con trẻ bắt đầu đọc hết cuốn sách này đến cuốn sách khác, bố mẹ mói đi “sửa” tivi.

Trường mầm non quốc tế VAS khuyến khích các bé đọc sách

Để đề phòng sau khi tivi “được sửa”, con trẻ lại quay về trạng thái suốt ngày vùi đầu vào tivi, bố mẹ có thể lợi dụng cơ hội này đưa ra quy định xem tivi. Đồng thời bản thân mình cũng phải thực hiện nghiêm túc. Về quy định xem tivi, tôi cho rằng không nên quy định thời gian, chỉ quy định xem chương trình nào thì tốt, như thế sẽ dễ kiểm soát. Quy định được đưa ra là phải thực hiện, trước hết bố mẹ không được vi phạm quy định, cũng phải ít xem tivi, bỏ thời gian ra đọc sách, đây là cách giáo dục không lời đối với con trẻ, vấn đề then chốt ở đây cũng là sự dụ dỗ âm thầm, không nên có xung đột.

Có lẽ một số phụ huynh sẽ nói chiêu này “chuối”, thao tác quá rườm rà, không bằng trực tiếp tắt tivi đi. Còn có nhiều bậc phụ huynh, họ không muốn con trẻ xem tivi, nhưng mình lại xem một cách thoải mái. Đã có một số người sau khi nghe mẹo này, liền ra sức lắc đầu, nói mình buổi tối không có việc gì để làm, không xem tivi thì xem cái gì; hoặc là người chồng sẽ không đồng ý làm như vậy, bởi vì công việc của chồng rất mệt, hàng ngày về đến nhà muốn đưực giải trí.

Nếu bố mẹ cứ thích làm theo ý mình thì có cách nào để không bồi dưỡng ra một đứa con ngang ngạnh? Bạn không muốn dụ dỗ con trẻ đọc sách, thì đành phải để tivi dụ dỗ con trẻ ngày ngày đốt thời gian trước màn hình mà thôi. Điều khiến con người khó kháng cự nhất là sự “dụ dỗ”, khiến con người căm ghét nhất là sự “ép buộc”, người lớn và con trẻ đều giống nhau. Trong quá trình giáo dục, muốn con trẻ tiếp nhận cái gì, thì phải dụ dỗ trẻ; muốn trẻ từ chối cái gì, thì phải ép buộc chúng – đây là một chiêu rất có hiệu quả. Tất cả những bậc phụ huynh không đạt được mục đích, nguyện vọng và kết quả hoàn toàn trái ngược nhau, chắc chắn là do đã áp dụng ngược phương pháp.

4. Chọn sách theo sở thích và nhu cầu của trẻ

Khi con đã làm quen với việc đọc sách, ba mẹ hãy để con tự do lựa chọn những quyển sách mà mình yêu thích để giải trí sau giờ học. Tự do lựa chọn ở đây phải là những quyển sách trong phạm vi phù hợp với độ tuổi của bé. Không nên ép buộc con đọc những quyển sách mà ba mẹ thích, càng không hướng bé đọc những quyển sách giáo khoa hay sách đọc thêm để hi vọng bổ trợ cho việc học của con. Vì đọc sách là một thú vui, một cách giải trí giúp phát triển tâm hồn của trẻ sau giờ học, chứ không phải đọc sách là một cách học. Ba mẹ nên phân biệt rõ điều này. 

Càng không đặc tư tưởng, đọc các sách làm văn sẽ giúp con sau này phát triển văn chương. Có nhiều phụ huynh sau khi chọn mua những quyển sách bé thích thì luôn đi kèm theo 1 cuốn bài tập với điều kiện con phải đọc song song sở thích lẫn làm những bài tập, điều này là đang áp đặt lên tâm lý muốn đọc sách của trẻ. Sẽ phản tác dụng, có khi làm mất hứng thú đọc sách của trẻ nhỏ.

Trên đây là một số thông tin hữu ích dành cho ba mẹ trong việc tìm ra cách giáo dục trẻ nhỏ lâu dài. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm một số mẹo hữu ích khác để giáo dục bé theo đường dẫn sau: https://goo.gl/gxv2wx