VAS nói về những điều cha mẹ không nên cấm con

VAS nói về những điều cha mẹ không nên cấm con

Đôi khi cha mẹ sẽ bị mất bình tĩnh khi thấy trẻ mắc lỗi dẫn đến cấm trẻ nhiều thứ. Tuy nhiên, việc này có thể sẽ khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con trở lên ngày càng xa cách hơn. Dưới đây là những điều mà cha mẹ không nên cấm con do các trường mầm non quốc tế tại tphcm cùng VAS tổng hợp lại.

1. Yêu cầu trẻ ngừng đặt câu hỏi

Trẻ còn nhỏ không biết nhiều về thế giới bên ngoài nên thường xuyên đặt các câu hỏi. Các câu hỏi của trẻ rất đa dạng và đôi khi khiến bạn cảm thấy thật rắc rối phiền phức vì trẻ hỏi quá nhiều. Có những vấn đề trẻ hỏi khiến bạn khó giải thích và dẫn đến cáu gắt, cấm đoán trẻ. Tuy nhiên việc này không tốt cho trẻ chút nào. Trẻ nhỏ có rất nhiều những cau hỏi muốn được giải đáp về thế giới xung quanh và mong muốn cha mẹ sẽ là người trả lời các câu hỏi đó. Do đó, các trường mẫu giáo quốc tế tại tphcm khuyên cha mẹ rằng không nên từ chối các câu hỏi của con thay vào đó hãy trả lời cho con hoặc cùng con tìm ra câu trả lời với những vấn đề khó và không nên đẩy trách nhiệm trả lời câu hỏi của con cho người khác.

VAS khuyên cha mẹ không nên cấm con đặt câu hỏi

2. Không được khóc

Cha mẹ sẽ thấy rất phiền phức khi thấy con cứ quấy khóc gây ồn ào. Do đó họ thường sẽ nói con hãy im đi và không được khóc nữa hoặc dọa nạt trẻ nếu khóc nữa sẽ đánh đòn… Thực tế, trẻ nhạy cảm hơn người lớn rất nhiều nên thường rất dễ khóc. Vậy nên việc dọa đánh trẻ hay cấm trẻ không được khóc sẽ càng làm mọi chuyện trở lên rắc rối hơn. Trong lúc này, các trường mầm non quốc tế tại tphcm khuyên cha mẹ phương pháp xử lý tốt nhất là cha mẹ nên đi tìm nguyên nhân vì sao con khóc và cùng tìm cách giải quyết vấn đề. 

Ngoài ra, nhiều cha mẹ cũng hay có thói quen khi thấy con khóc, để dỗ con cha mẹ thường đổ lỗi cho những thứ xung quanh làm trẻ khóc. Ví dụ như, trẻ không may bị ngã, cha mẹ sẽ đến trách cái nền nhà làm trẻ vấp ngã… Đây là phương pháp giáo dục hoàn toàn sai. Trẻ sẽ dựa vào việc đó mà cảm thấy rằng mình không có lỗi lầm gì, rằng bản thân luôn đúng và chỉ có những thứ xung quanh bé mới sai. Dần dần hình thành lên trong trẻ tính ích kỷ, tự cao.

3. Bắt buộc trẻ chia sẻ đồ chơi

Các trường mầm non quốc tế tại tphcm nhận thấy rằng việc giúp trẻ hiểu ý nghĩa của việc chia sẻ đồ chơi là không sai. Thế nhưng trong thời gian trẻ ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn ý thức của trẻ được hình thành, bảo vệ không gian và đồ vật chính là thiên tính của mỗi người. Người lớn thay vì bắt trẻ phải chia sẻ đồ chơi cho những đứa trẻ khác thì hãy hướng dẫn trẻ chia sẻ món đồ chơi nào đó mà bé thấy có thể chia sẻ được cho bạn mình cùng chơi.

>>> Xem thêm: 10 ý tưởng tổ chức trò chơi cho trẻ mầm non

4. Cấm trẻ nói “không”

Trẻ cũng có ý kiến cá nhân và mong muốn được tôn trọng ý kiến của mình. Đối với những yêu cầu của phụ huynh, có thể trẻ sẽ không thích và từ chối làm theo yêu cầu đó. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường cố yêu cầu trẻ phải làm theo ý mình và không có quyền từ chối. Cha mẹ nên hiểu rằng, trẻ là một cá thể độc lập chứ không phải là một món đồ vật, và trẻ cũng sẽ có suy nghĩ và ý kiến cá nhân của riêng mình. Do đó, cha mẹ không thể ép trẻ phải làm theo yêu cầu của mình được.

Khi trẻ nói “không” hoặc tỏ ra từ chối yêu cầu đó của bạn tức là trẻ đã biết suy nghĩ độc lập. Lúc này thay vì cấm trẻ từ chối bạn hãy hỏi trẻ tại sao lại nói không muốn làm theo yêu cầu của bạn. Đây là cơ hội để bạn hiểu trẻ hơn.

5. Cấm trẻ làm ồn

Trẻ em cũng giống như những người bình thường khác. Khi trẻ vui thì trẻ sẽ hát và nhảy múa hoặc nói chuyện liên tục không ngừng. Nhiều cha mẹ cho rằng hành vi này sẽ làm ảnh hưởng tới người khác và họ cảm thấy khó chịu khi trẻ làm ồn nên thường nói con yên lặng và cấm con gây ồn ào.

Tuy nhiên, theo các trường mầm non quốc tế tại tphcm hành động hát và nhảy múa mới là điều làm lên tuổi thơ của con, vì thế việc cha mẹ ngăn cấm trẻ sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới trẻ. Việc này sẽ tạo áp lực rất lớn cho trẻ, khi mà trẻ mầm non đang ở tuổi chơi, trẻ cần được chơi để phát triển về cả thể chất lẫn trí não và giải tỏa căng thẳng.

các trường mầm non quốc tế tại tphcm khuyên rằng cha mẹ không nên cấm con vui đùa

6. Đừng sợ hãi, dũng cảm lên

Trẻ mới tiếp xúc với thế giới bên ngoài không nhiều sẽ không có nhiều hiểu biết về xã hội nên thường sẽ có những nỗi sợ nhất định. Những lỗi sợ đó đối với người lớn có thể là bình thường nhưng đối với trẻ nó lại rất đáng sợ. Để giúp con đỡ sợ hơn, nhiều cha mẹ thường dùng những từ tiêu cực để diễn tả hành vi sợ hãi đó của trẻ như hành động đó là nhát gan, yếu đuối….

Việc đó đôi khi sẽ khiến bé cảm thấy tổn thương, và nghĩ rằng bản thân không thể vượt qua nỗi sợ đó. Do đó, thay vì nói những lời lẽ tiêu cực như vậy, cha mẹ hãy an ủi con và cùng với con vượt qua nỗi sợ đó. Điều đó sẽ khiến con như được tiếp thêm sức mạnh và trở lên tự tin hơn.

7. Không cho phép trẻ có bí mật

Trẻ lớn lên và ra ngoài môi trường khi tiếp xúc với những người bạn mới của riêng mình. Khi đó, trẻ cũng sẽ có những bí mật của riêng mình và không muốn cho ba mẹ biết. Khi làm cha mẹ, chúng ta nên hiểu rõ những gì đang xảy ra xung quanh cuộc sống của con cái mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên can thiệp quá mức vào cuộc sống của con dẫn đến áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ.

Do vậy, cha mẹ tốt nhất không nên xem những thứ được con trẻ giấu đi như nhật ký hay những món đồ riêng mà bé cất giữ. Việc này không những không giúp cha mẹ hiểu con hơn mà càng làm cho con có cảm giác muốn xa lánh cha mẹ nhiều hơn. 

8. Bắt trẻ không được nóng nảy

Trẻ em thường rất hay mất bình tĩnh do khả năng kiềm chế cảm xúc kém. Trẻ cũng còn quá nhỏ để biết mình nên làm gì và không nên làm gì. Các trường mầm non quốc tế tại tphcm nhận thấy rằng việc cha mẹ chỉ khuyên con kiềm chế cảm xúc thôi sẽ khiến trẻ hoang mang và không biết mình nên làm gì cho đúng. Điều này khiến trẻ sợ hãi và luôn cố gắng giữ bực tức trong lòng dẫn đến sinh bệnh. Do đó, thay vì bắt con phải kiểm soát cảm xúc của mình thì cha mẹ nên dạy con cách để giải quyết cảm xúc đó của mình. Khi thấy trẻ tỏ ra nóng nảy, khó chịu, cha mẹ hãy nên đối diện và phân tích cho trẻ hiểu rằng trẻ làm như vậy là sai, hậu quả gây ra sẽ như thế nào và trẻ cần phải làm gì sau khi kết thúc cơn bực tức của mình. 

9. Không được phạm sai lầm

Ban đầu khi trẻ học hỏi về những điều xung quanh mình thì trẻ sẽ rất dễ mắc phải những sai lầm. Do đó, cha mẹ cần phải kiên nhẫn chỉ con làm từng điều một, học từng cái một. Cha mẹ cũng nên tạo điều kiện để con tự làm thay vì làm hết cho con. Có thể cha mẹ sẽ làm mẫu trước một lần sau đó để cho con tự mình làm lại tất cả và khi con làm sai cũng đừng quá gay gắt với con mà hãy nói con làm lại lần nữa để tốt hơn.

VAS khuyên cha mẹ không nên mắng trẻ khi trẻ phạm lỗi sai

Trên đây là những điều mà trường mầm non quốc tế tại tphcm cùng với VAS tỏng hợp được về điều mà cha mẹ không nên làm với con để giúp cho việc cha mẹ nuôi dạy con phát triển tốt một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tìm đến sự hỗ trợ của các giáo viên trong việc nuôi dạy con cái của mình tại các trường mầm non quốc tế tại tphcm cụ thể như VAS tại đường link dưới đây: https://www.vas.edu.vn/post/gieo-mam-dung-cach-va-cau-chuyen-chon-truong-mam-non-song-ngu