Categories: Mẹ Nuôi Bé

Việc lựa chọn và sử dụng trực quan dạy trẻ học toán

Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ 5 -6 tuổi là tư duy trực quan hình tượng nhưng do trẻ chưa học qua chương trình mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ. Nên trong quá trình dạy trẻ tôi thường kết hợp giữa vật thật, tranh ảnh với mô hình với nhau.

Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp với từng tiết học, đúng chủ điểm, trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để thao tác và sử dụng cùng một lúc với cô nhịp nhàng.

Thao tác cô đưa ra trực quan phải rõ ràng, dứt khoát để trẻ không lúng túng khi làm theo cô. Cô hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình học tập phải đúng lúc.Các đò dùng trực quan tôi chuẩn bị cho trẻ theo mức độ phức tạp dần.Khi trẻ sử dụng thành thạo tôi động viên khuyến khích trẻ. nếu trẻ còn lúng túng chưa thành thạo trẻ sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ và sẽ được sửa luôn nếu sai sót.Đối với trực quan có nhược điểm riêng biệt, đặc biệt tôi sử dụng câu đố để đưa trực quan ra.

VD: Khối vuông và khối cầu tôi dùng câu đố để trẻ đoán.

Khối gì xinh xắn

Sáu mặt hình vuông.

Bế hãy đoán xem.

Khối gì thế nhỉ?

Hay:

khối gì tròn lắm.

Không xếp chồng được đâu.

Không đứng yên được lâu.

Động vào lăn lông lốc..

Để liên kết các nội dung trong một tiết học được liên hoàn và chuyển sang nội dung mới một cách linh hoạt, đưa trực quan ra một cách hợp lý không có động tác thừa hay các câu hỏi lặp đi lặp lại nhàm chắn, tôi thường sử dụng các câu truyện sáng tạo.

VD: Có một bạn thỏ rất ngoan, hôm nay trên đường đi học bạn thỏ gặp cô, và bạn thỏ đã nói thầm vào tai cô đấy! Chúng mình có muốn biết bạn thỏ nói gì không nào? ( Trẻ hào hứng nghe và rất muốn được biết điều mà Thỏ nói với cô giáo) Tôi lại nói tiếp: Bạn thỏ nhờ cô hỏi các bạn lớp mình xem có biết ngày 19/5 là ngày gì không nào? Trẻ trả lời đúng .Tôi nói tiếp : Bạn thỏ cảm ơn các bạn lớp mình đã giúp cho bạn ấy biết bí mật của ngày 19/ 5 nên đã tặng lớp mình một món quà ( món quà đó là một trò chơi ôn luyện được chuẩn bị trước)

Khi đưa trực quan là nội dung tích hợp của các môn học khác, vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán bằng câu hỏi nhẹ nhàng, hợp lý điều đó đã phát huy được tính tích cực một cách cao nhất ở tre, khi tham gia các hoạt động.

VD: Để khắc sâu kiến thức về khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật tôi đặt câu hỏi?

Con nào thích chơi khối cầu và khối trụ?

Con nào thích chơi khối vuông và khối chữ nhật?

Trẻ tự trả lời, tôi sẽ phân thành các nhóm.

+ Nhóm thích chơi khối cầu, khối trụ về nhắm nặn khối cầu, khối trụ.

+ Nhóm thích chơi khối vuông, khối chữ nhật về nhóm tìm hình bằng giấy màu tương ứng để dán các mặt khối, Điều này trẻ rất hào hứng thi đua, khi cùng nhau tham gia vào các hoạt động.

Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, hấp dẫn trẻ tôi đã tạo ra các tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ tham gia các hoạt động “ Làm quen với biểu tượng toán” giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác, sâu sắc và bền vững.

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

4 lợi ích khi cho trẻ học tại hệ thống trường mầm non quốc tế

Hệ thống trường mầm non quốc tế đang dần trở thành lựa chọn hàng đầu…

6 days ago

Môi trường học tập sống động: Mẹo phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Tại sao cần phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non? 1. Kích thích…

2 weeks ago

Trải nghiệm thực tế – Cách hiệu quả nhất để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, giáo dục không chỉ đơn…

4 weeks ago

Tìm hiểu về học phí trường quốc tế

Trường quốc tế là một lựa chọn phổ biến cho các học sinh và phụ…

2 months ago

Giải pháp tài chính để đảm bảo chi trả học phí tại trường mầm non quốc tế

Việc đầu tư vào giáo dục là một trong những quyết định quan trọng nhất…

3 months ago

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non giúp phát triển trí tuệ toàn diện…

6 months ago