Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất thường thấy, nhưng nếu những dấu hiệu nôn trớ kèm bất thường thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay. Một số trường hợp nôn trớ còn có nguyên nhân do virus Rota gây ra.
Để hiểu rõ hơn về virus Rota và loại virus này gây ra những biến chứng gì ngoài nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết duối đây nhé!
Có một loại virus chủ yếu tấn công trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sau khi bị nhiễm virus này, ban đầu trẻ có các triệu chứng nhẹ về hô hấp, ngay sau đó là nôn trớ và tiêu chảy cấp tính, dẫn đến mất nước. Vì khi quan sát dưới kính hiển vi, loại virus này rất giống hình bánh xe.
Virus Rota có thể tấn công con người ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng thường gây ảnh hưởng đến trẻ dưới 6 tuổi, trong đó nguy cơ cao nhất là nhóm trẻ dưới 1 tuổi. Tuổi càng nhỏ, triệu chứng càng nặng. Đặc trưng nhất là đi ngoài ra nước cấp tính, vì vậy, trẻ rất dễ bị mất nước.
Trẻ bị tiêu chảy do virus Rota thời kỳ đầu, bố mẹ cần kịp thời bổ sung một lượng chất lỏng có chứa chất điện giải nhất định, ví dụ cho uống Oresol. Sau đó, vì hiện tượng không dung nạp Lactose, có thể kiên trì dùng sữa mẹ và bổ sung men Lactase hoặc lựa chọn loại sữa công thức không chứa Lactose. Probiotic cũng có những tác dụng nhất định trong việc rút ngắn thời gian bị bệnh.
Khi trẻ tiêu chảy, có thể lấy mẫu phân xét nghiệm kháng nguyên virus Rota trực tiếp, vì lính chuẩn xác của phương pháp này tương đối cao. Vì virus Rota lại chia ra mấy loại, nên về mặt lý thuyết, một người có thể nhiễm virus Rota nhiều lần, nhưng trên thực tế có rất ít trẻ nhỏ bị nhiễm loại virus này hai lần.
Khi bị viêm dạ dày – ruột do virus Rota, giai đoạn đầu, trẻ bị nôn, nên việc bổ sung chất lỏng tương đối khó khăn. Đầu tiên, cha mẹ cố gắng giữ cho trẻ ở trạng thái yên lặng, vì như vậy có thể giảm thiểu số lần nôn ở trẻ.
Khiến trẻ đại tiện cũng là một cách hữu hiệu để làm giảm nôn trớ. Có thể thải bớt độc tố trong ruột và dạ dày sớm chừng nào, có lợi cho việc hồi phục của trẻ sớm chừng đó. Viêm dạ dày – ruột do virus Rota thường xảy ra vào mùa thu đông, với độ tuổi dễ mắc bệnh là trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, rất hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi.
Sau khi trẻ đi ngoài, phải lấy mẫu phân của trẻ cho vào lọ nhựa sạch hoặc màng bọc thực phẩm, sau đó đem đến bệnh viện xét nghiệm trong vòng 2 tiếng. Viêm dạ dày ruột do virus Rota thường kéo dài từ 5 – 7 ngày, trong đó nguy cơ lớn nhất là mất nước nên quan trọng nhất là dự phòng và điều trị chứng mất nước ở trẻ. Bổ sung Probiotic, sử dụng sữa công thức không chứa Lactose, bệnh sẽ tự khỏi trong 5-7 ngày.
Viêm dạ dày – ruột do virus Rota thường gặp vào mùa thu đông (từ tháng Mười đến tháng hai năm sau), nên trước đây có tên là “tiêu chảy mùa đông”. Tuy viêm dạ dày – ruột do virus Rota không chỉ xảy ra vào mùa đông, nhưng mùa đông là mùa cao điểm. Lứa tuổi dễ mắc bệnh viêm dạ dày ruột do virus Rota là từ 6 tháng đến 2 tuổi, rất hiếm gặp với trẻ trên 4 tuổi. Xét nghiệm kháng nguyên virus Rota trên phân cho kết quả nhanh nhất, nên khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ hãy lấy mẫu phân của trẻ cho vào lọ nhựa hoặc màng bọc thực phẩm, đưa đến bệnh viện làm xét nghiệm trong vòng 2 tiếng.
Khi bị viêm dạ dày – ruột do virus Rota, trẻ có những dấu hiệu như sốt, nôn, đi ngoài lỏng ra nước kiểu như “canh trứng”. Thời kỳ đầu, trẻ thường sốt và nôn nên việc bổ sung chất lỏng tương đối khó khăn, thường là ăn được một phần, nôn mất hai. Lúc này, cha mẹ cố gắng giữ cho trẻ ở trạng thái yên lặng, để giảm bớt số lần nôn trớ. Bên cạnh đó, việc khiến trẻ đại liên cũng là một cách làm giảm nôn trớ hữu hiệu ở trẻ. Có thể thải bớt độc tố trong ruột và dạ dày sớm chừng nào là có lợi cho việc hồi phục của trẻ sớm chừng đó.
Những biểu hiện của chứng viêm dạ dày ruột do virus Rota hoàn toàn phù hợp với những biểu hiện của viêm dạ dày ruột do nhiễm trùng: sốt, nôn, sau đó là tiêu chảy, chủ yếu là đi ngoài ra nước. Trẻ em rất dễ bị mất nước, phải tích cực bù nước.
Viêm dạ dày ruột do virus Rota kéo dài từ 5 – 7 ngày, trong đó nguy cơ lớn nhất là mất nước, nên phòng ngừa và điều trị chứng mất nước ở trẻ là quan trọng nhất. Kiên trì bổ sung Probiotic, bú sữa mẹ cộng thêm men Lactase hoặc sử dụng sữa công thức không chứa Lactose Irong 5-7 ngày là khỏi bệnh.
Các loại nước giàu chất điện giải có thể điều trị mất nước như: nước đường ấm, nước muối ấm, nước cơm, đồ uống vận động, nước ép táo, coca xì hết ga v.v…
Đặc biệt, ba mẹ có thể sử dụng Oresol cho trẻ. Vì trong nước này có chứa các thành phần chính như: natri clorid, sodium bicarbonate, kali clorid và đường nho (glucose).
Loại nước này được bác sĩ chỉ định: cho phòng ngừa mất nước, mất nước nhẹ và vừa, không nôn.
Liều dùng:
– Dự phòng mất nước: 20 – 40ml/kg
– Mất nước nhẹ: 50ml/kg
– Mất nước vừa: 100ml/kg
Cách dùng: Lượng nhỏ, nhiều lần
Cuối cùng nếu bé có biểu hiện nôn trớ khá nhiều và mất nước ở mức gần như báo động thì ba mẹ nên đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất để truyền nước đường tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ cho con. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm tại đây những hiện tượng nôn trớ khác ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là một hành trình vô…
Chất lượng dinh dưỡng tại các trường mầm non quận 10 thường được đánh giá…
Trường trung học quốc tế là một hình thức giáo dục mới được phát triển…
Lựa chọn con đường học tập phù hợp sau khi tốt nghiệp cấp 2 là…
Trường quốc tế quận 10 VAS Ba Tháng Hai là một trong những cơ sở…
Hệ thống trường mầm non quốc tế đang dần trở thành lựa chọn hàng đầu…