Những điều mẹ chưa biết khi bé bị đầy hơi
Các con không sinh ra đã là con người hoàn thiện từ trong ra ngoài, đôi khi hệ tiêu hóa của con vẫn cần có thêm chút thời gian để phát triển.
Điều khó khăn nhất đối khi con gặp các vấn đề tiêu hóa là đau đớn này sẽ khởi đầu của một loạt các hành động và cảm xúc của cha mẹ, không những không giải thoát được cho con, mà đôi khi còn làm con thêm đau đớn và vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn. Cha mẹ cảm thấy bất lực và vô vọng vì không biết mình phải làm gì giúp con. Cha mẹ bắt đầu hoài nghi về kỹ năng của bản thân, và chính sự thiếu tự tin vào bản năng đó ảnh hưởng đến ý nghĩ và hành vi. Mẹ sẽ trở nên căng thẳng và lo lắng, ngay cả khi đang cho con bú. Khi cha mẹ than phiền “con em khóc suốt”, điều đầu tiên mà tôi nghĩ đến là một vấn đề liên quan đến dạ dày, có thể là khí, đầy bụng, ợ hơi (ợ nóng) hay hội chứng colic – khóc dạ đề, trào ngược. Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vẫn chưa hoàn thiện. Trong suốt 9 tháng trong bụng mẹ con được nuôi qua tĩnh mạch (cuống rốn), và giờ phải tự ăn, dạ dày lần đầu được thực hiện chức năng của nó. Thế nên 6 tuần đầu đời có thể là một khoảng thời gian vô cùng khó khăn với bé.
Đầy bụng, ợ hơi và đau bụng là các vấn đề hoàn toàn khác nhau, nhưng lại có thể khiến những người lần đầu làm cha mẹ bị nhầm lẫn. Tệ hơn nữa, các bác sỹ khoa nhi đôi khi lại sử dụng từ “đau bụng” chung chung để chỉ cả ba triệu chứng, một trong số các lý do là vì ngay cả các nhà nghiên cứu cũng không đồng tình về việc thế nào là đau bụng. Những điều dưới đây có thể giúp bạn hiểu được như số đông:
1. Đầy hơi là gì?
Là khí con nuốt vào khi bú. Một số trẻ thích cảm giác nuốt, nên chúng sẽ nuốt không khí ngay cả khi chúng không ăn gì. Đầy bụng có thể rất đau đớn, khó chịu với trẻ nhỏ cũng như với người lớn. Khi lượng khí đó bị kẹt ở ruột có thể gây đau vì cơ thể không có cách nào để làm nó tiêu thoát được. Bé cần phải loại bỏ nó bằng cách trung tiện (đánh rắm) hoặc được vỗ ợ hơi.
2. Triệu chứng của đầy hơi
Hãy nghĩ về cơ thể của chính bạn và nhớ lại khi bị đầy bụng thì bạn cảm thấy như thế nào. Có thể con sẽ co chân lên tới tận ngực và nhăn mặt. Tiếng khóc của con cũng có thể cao, gắt hơn, con khóc thành từng hồi và trông giống như đang thở hổn hển cứ như thể con chuẩn bị trớ vậy. Con cũng có thể trợn mắt và có biểu cảm (giữa những lần khóc) giống như là cười.
3. Phải làm gì khi con bị đầy hơi
Khi bạn vỗ ợ hơi con, hãy xoa lưng phía bên trái con theo chiều từ dưới lên (phần mềm mềm bên dưới phần xương sườn trái chính là dạ dày trẻ) bằng lòng bàn tay. Nếu việc đó không có tác dụng, hãy bế con lên, “vắt” con lên vai bạn và để con duỗi thẳng chân. Tư thế này giúp không khí có đường đi thẳng. Xoa lưng con theo chiều từ dưới lên trên, như thể bạn đang vuốt phẳng một tờ giấy dán tường để bóng khí thoát ra ngoài. Bạn cũng có thể giúp con hết đầy bụng bằng cách đặt con nằm ngửa, kéo chân con và thực hiện động tác như đang đạp xe. Một cách nữa để giúp con hết đầy bụng là ôm con quay mông ra và vỗ vào mông con, để con biết có thể xì hơi ra. Để giúp con hết cảm giác ấm ách trong bụng, hãy cho con nằm lên cánh tay bạn, nằm sấp và nhẹ nhàng dùng lòng bàn tay ấn lên bụng con. Quấn khăn quanh bụng con hoặc gấp chăn thành một dải có bề rộng khoảng 10 cm và quấn quanh bụng con cũng có thể đem lại kết quả tương tự. Chỉ cần đảm bảo không quấn quá chặt là được.
Để tránh những vấn đề về tiêu hóa nói chung và triệu chứng đầy hơi nói riêng, mẹ cần xây dựng cho bé một chế độ ăn thật khoa học, tránh ăn những thức ăn khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến bé.
Tham khảo thêm tại đây những loại sữa hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của bé.