Phòng ngừa nứt kẽ hậu môn ở trẻ như thế nào?

Phòng ngừa nứt kẽ hậu môn ở trẻ như thế nào?

Nứt kẽ hậu môn, một tình trạng thường gặp ở đối tượng là những bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng này không chỉ khiến bé khó khăn trong việc đi ngoài mà còn dễ dẫn đến táo bón, lâu dần cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Vậy thì theo các bác sĩ, đâu là biện pháp phòng tránh cũng như khắc phục bệnh lý này?

Trẻ em gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn, vấn đề quen thuộc tưởng chừng như đơn giản với nhiều người. Nhưng đối với bé nhỏ, cơ thể vẫn chưa phát triển toàn diện thì việc diệt trừ căn bệnh này là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, với ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa, cách phòng trừ nứt kẽ hậu môn sẽ được thể hiện một cách cụ thể ở bài viết dưới đây.

Ngăn ngừa nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Nứt kẽ hậu môn là triệu chứng khiến bé đi ngoài khó khăn

Trước khi đến với đáp án cho câu hỏi ” Làm thế nào để phòng ngừa đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn ở trẻ?”, ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. 

Nứt kẽ hậu môn là gì? 

Là một căn bệnh phổ biến và có đến 80% trẻ em gặp phải trong năm đầu tiên của cuộc đời, nứt kẽ hậu môn thường tự lành hoặc lành sau khi được điều trị bằng các biện pháp như dùng thuốc, thực phẩm bổ sung hay tiểu phẩu…

Bên cạnh đó, nứt kẽ hậu môn còn dễ diễn ra cùng lúc với táo bón, chỉ khi chữa trị dứt điểm tình trạng táo bón thì mới có thể khắc phục được chứng nứt kẽ hậu môn.

Làm sao để nhận biết trẻ bị nứt kẽ hậu môn?

khi bé bị nứt kẽ hậu môn thì gia đình cần cho con ăn nhiều rau củ để tăng cường chất xơ

Để biết con trẻ có đang gặp phải tình trạng nứt kẽ hậu môn dẫn đến đi ngoài ra máu, cha mẹ cần chú ý một số biểu hiện thường gặp như: 

  • Trẻ đau và thường xuyên quấy khóc trước và trong lúc đi đại tiện.
  • Bé phải cố gắng rặn mạnh mới có thể đi ngoài được.
  • Bé không chịu đi ngoài hoặc mất một khoảng thời gian khá lâu cho mỗi lần đại tiện.
  • Có vết máu hoặc những cục máu đông nhỏ dính bên ngoài phân, trong tã hoặc giấy lau hậu môn.
  • Xung quanh vị trí hậu môn xuất hiện những vết nứt nhỏ.
  • Phần hậu môn có mẩu da thừa quanh vết nứt.

Điều trị nứt hậu môn cho trẻ thế nào?

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, cũng như là uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cần phải giữ vệ sinh phần hậu môn của con sạch sẽ để bệnh nhanh khỏi và kết hợp một số biện pháp sau: 

  • Điều trị táo bón cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả , nước ép trái cây tươi hoặc duy trì việc uống đủ nước lọc mỗi ngày. 
  • Ăn nhiều các loại củ giàu chất xơ như khoai lang, sắn dây để nhuận tràng, phân mềm và không bị đau hậu môn khi đi đại tiện, đồng thời ngăn ngừa táo bón nhằm làm giảm áp lực lên thành hậu môn và từ đó, giúp bệnh nhanh khỏi.
  • Ngâm hậu môn với nước muối ấm, pha loãng Berberin để sát trùng hậu môn và giảm sưng đau cho bé hằng ngày.
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để không cọ vào vết thương gây đau đớn.
  • Giặt và giữ trang phục, khăn của bé ở nơi sạch sẽ, tránh khói bụi có thể làm nhiễm trùng vùng da nhạy cảm của trẻ.
  • Tránh tuyệt đối cho trẻ dùng tay gãi hậu môn vì gây trầy xước, dẫn đến nhiễm trùng hậu môn.
  • Có thể sử dụng một số loại thuốc bôi an toàn có tác dụng làm giảm đau hậu môn cho bé, để khi đi đại tiện, phân dễ ra ngoài như sudocrem, hoặc thuốc mỡ.
  • Có thể uống thuốc trong một số trường hợp nặng và được kê đơn bởi bác sĩ.
  • Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý là không lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ vì có thể phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn ảnh ưởng đến sức khỏe.

Phòng nứt kẽ hậu môn ở trẻ

khi bé có biểu hiện nứt kẽ hậu môn thì gia đình cần đưa con đến bác sĩ để thăm khám

Đặc biệt, gia đình cần ghi nhớ những điểm sau đây để phòng bệnh lý nứt kẽ hậu môn ngay từ đầu trước khi tình trạng này xuất hiện. 

  • Không sử dụng giấy, khăn khô ráp lau hậu môn cho trẻ;
  • Sau khi trẻ đi vệ sinh xong, cần rửa bằng nước ấm, rồi sau đó lau khô lại bằng khăn mềm hoặc hong quạt cho không còn ẩm ướt.
  • Thường xuyên kiểm tra hậu môn của trẻ, nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ nếu phát hiện những biểu hiện bất thường.
  • Phòng ngừa và chữa trị chứng táo bón kịp thời.

Mong răng với bài viết trên, gia đình đã có thêm nhiều thông tin cũng như biện pháp phòng ngừa, chữa trị nứt kẽ hậu môn cho bé.