Phải làm gì khi bầu vú của mẹ căng tức sữa và đau?

Phải làm gì khi bầu vú của mẹ căng tức sữa và đau?

 

 

Chuyện cho con bú không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Khi cho con bú, mẹ có thể bị đau ở vú do một trong những nguyên nhân thường gặp sau đây: 1. Tình trạng ứ sữa gây căng tức vú: Khi sữa bắt đầu “xuống”, hai bên vú có cảm giác căng cứng. Đôi khi sữa vẫn thoát ra mà vú vẫn bị đau vì ứ sữa. Vú trông căng bóng vì các mô vú bị ứ sữa. Hiện tượng ứ sữa sẽ ít xảy ra nếu con nằm cạnh mẹ suốt ngày đêm và cho bú thường xuyên, bú sớm ngay sau khi sinh.

Đau núm vú khi cho bú: Nguyên nhân thường gặp nhất là do trẻ bú không đúng tư thế, không ngậm đủ quầng vú vào miệng mà chỉ mút ở núm vú. Lúc này, núm vú trông bên ngoài vẫn bình thường. Ngăn ngừa và điều trị đau núm vú: Mẹ không nên rửa núm vú bằng xà bông mỗi lần cho bú. Không nên bôi kem hoặc bôi thuốc vào đầu vú, sẽ không có tác dụng gì mà vú còn dễ bị nhiễm bẩn hơn. Không cần thiết phải ngừng cho trẻ bú bên vú bị đau. mẹ cần xem lại tư thế cho bú và sửa đổi lại cho đúng vì đa số trường hợp đau đầu vú là do cách ngậm vú sai. Khi bú xong, để cho bé tự nhả vú, cũng như khi muốn ngưng bú ví một lý do nào đó thì không nên rứt vú ra ngay. Khi đó, chỉ cần nhẹ nhàng đưa một ngón tay vào miệng trẻ, trẻ không ngậm chặt vú nữa thì rứt vú ra. Nếu rứt vú khi trẻ đang ngậm chặt sẽ gây trầy xước và nứt núm vú. Nếu sau khi sửa lại cách cho bú, thay đổi tư thế bú… mà đau núm vú kéo dài cả tuần, nên xem trẻ có bị đẹn (tưa, nấm) ở lưỡi miệng hay không. Nếu có, cần đi khám để được trị bệnh nấm cho cả mẹ và con.

Tắc ống dẫn sữa: Khi sữa bị nghẽn lại không chảy ra được, tạo thành một khối trong vú đau nhức và đỏ lên thì có thể là do tắt ống dẫn sữa. Cần điều trị cẩn thận để tránh bị viêm vú và áp xe vú. Cách điều trị như sau: Hãy tiếp tục cho bú thường xuyên, nếu vì lý do nào đó bé không bú được phải vắt sữa ra cho uống bằng ly (cốc) và muỗng. Mẹ cần biết cách cho con bú đúng tư thế, ngậm vú sâu và đầy trong miệng để lấy được sữa ra. Xoa bóp nhẹ nhàng từ trong phần vú bị cứng đi xuống phía núm vú để ống dẫn sữa được lưu thông. Mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Viêm vú và áp-xe vú: Khi có một ống sữa tắc, vú bị nứt hoặc trầy xước, chỗ đó có thể bị nhiễm khuẩn. Vú trở nên sưng đỏ, căng, đau và mẹ bị sốt, thì đó là viêm vú. Khi chỗ nhiễm khuẩn biến thành khối áp-xe chứa đầy mủ, chỗ đó sẽ sưng, nóng, đỏ, đau, mẹ sốt cao kéo dài kèm lạnh run, mệt mỏi nhiều. Cách điều trị áp-xe vú và viêm vú như sau: Mẹ cố gắng tiếp tục cho con bú bên vú lành. Nếu trong sữa có lẫn mủ áp-xe, mẹ nên vắt sữa bằng tay hay bằng dụng cụ hút sữa. Cần phải vắt sữa nhiếu lần trong ngày. Nếu sữa còn lại trong vú, vi khuẩn có thể lan rộng và làm cạn sữa hoàn toàn. Nếu mẹ bị sốt liên tục trên hai ngày, cần đến cơ sở y tế điều trị. Cần uống đủ liều kháng sinh thích hợp, có thể uống thêm thuốc giảm đau và hạ nhiệt (theo chỉ dẫn của bác sĩ). Chườm khăn ấm lên vú cho bớt đau, có thể đắp nhiều lần trong ngày. Mẹ nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, ăn uống đầy đủ. Nên xin nghỉ ốm để được nghỉ ngơi hoàn toàn tại nhà. Khi khối áp xe đã gom mủ, đến cơ sơ y tế để rạch áp xe và dẫn lưu mủ. Sau khi điều trị, mẹ cố gắng cho bú trở lại càng sớm càng tốt. Tìm cách phục hồi lại nguồn sữa mẹ.

Làm hồng nhũ hoa bằng mật ong

Đỉnh núi đôi bị thâm sạm là dấu hiệu thường thấy ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy, sau khi sinh con nhiều chị em tỏ ra hoang mang và tự ti hơn trong việc gần gũi với bạn đời của mình. Chính vì thế, bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn kinh nghiệm làm hồng đầu nhũ hoa tại nhà bằng mật ong:

– Lau sạch vùng đầu nhũ hoa.

– Lấy ngón tay nhúng mật ong rồi thoa lên vùng nhũ hoa bị thâm sạm, kết hợp massage để thúc đẩy làm hồng nhũ hoa nhanh hơn.

– Giữ trong 15 phút rồi rửa lại với nước.

Lặp lại quy trình hàng ngày, và duy trì thực hiện trong thời gian dài, nhũ hoa của bạn sẽ hồng lên trông thấy. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, các bạn nên áp dụng đều đặn trước khi tắm. Nếu bạn không có thời gian để thực hiện, hãy liên lạc với thẩm mỹ viện Linda Kiều để được tư vấn cụ thể hơn về công nghệ thay da sinh học, hiệu quả và an toàn.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ thẩm mỹ viện Linda Kiều:

ĐC: 186 Phạm Văn Hai – P.3 – Tân Bình – Hồ Chí Minh

Website: http://www.lindakieu.vn/

Hotline: 0913.162.392

.

Bé yêu của bạn khi ở tuần thai 24

Bước vào tuần thai thứ 24, thai nhi tập trung phát triển thi giác của mình không ngừng, mắt của thai nhi 24 tuần bắt đầu mở ra và các mí mắt không còn dính vào nhau nữa. Em bé sẽ học cách mở và nhắm mắt, chớp mắt, và sẽ tiếp tục luyện tập tập trung điểm nhìn trong vài tháng còn lại trước khi ra đời.Giờ đây việc bổ sung các vitamin A là điều quan trọng giúp thai nhi có được khả năng thị giác tốt nhất. Việc thiếu hụt I-ốt và vitamin A khiến trẻ dễ mắc các dị tật về mắt. Các mẹ bé có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bầu trên 2Mom.vn

.