03 nguyên tắc chọn bột ăn dặm nào tốt cho bé 4 -12 tháng

Để chọn được bột ăn dặm nào tốt cho bé thì trước hết mẹ cần hiểu rõ về thể trạng cũng như khả năng ăn dặm của bé đối với từng độ tuổi. Do đó, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mức độ ăn dặm của bé từ 4 -12 tháng; từ đó giúp mẹ chọn được bột ăn dặm phù hợp nhất.

Khả năng ăn dặm tùy theo độ tuổi của bé

Khả năng ăn dặm của bé 4 – 6 tháng

Có những dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng dùng thực phẩm rắn. Bé của bạn có thể sẽ không làm tất cả những điều này – đây chỉ là những đầu mối để bạn nhận biết.

  • Có thể ngẩng đầu lên
  • Ngồi vững trên ghế cao
  • Thực hiện những cử động nhai
  • Tăng cân đáng kể (gấp đôi sau khi sinh) và nặng khoảng 6 kg hơn.
  • Thể hiện sự thích thú với thực phẩm
  • Có thể ngậm muỗng
  • Có thể chuyển thực phẩm từ đầu miệng đến cuối miệng.
  • Có thể di chuyển lưỡi qua lại, nhưng giảm xu hướng dùng lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài.
  • Biểu hiện đói sau 8 đến 10 lần bú sữa mẹ hoặc 40 oz (1200 ml) sữa công thức trong ngày
  • Mọc răng

Nên ăn gì

Sữa mẹ hoặc sữa công thức, CÙNG VỚI:

  • Thực phẩm nghiền (như khoai lang, bí, táo, chuối, đào hoặc lê) hoặc ngũ cốc dạng bán lỏng đƣợc bổ sung sắt

Lượng dùng hằng ngày

Bắt đầu với 1 muỗng café thực phẩm hoặc ngũ cốc nghiền. Trộn ngũ cốc với 4 – 5 muỗng sữa mẹ hoặc sữa công thức (nó sẽ trở nên lỏng hơn).

Tăng lên 1 muỗng súp thực phẩm nghiền hoặc 1 muỗng ngũ cốc trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, 2 lần một ngày. Nếu cho ăn ngũ cốc, tăng dần độ đặc bằng cách cho ít chất lỏng lại.

Mẹo vặt

Nếu con bạn không ăn những gì bạn chuẩn bị trong lần đầu tiên, hãy vẫn tiếp tục dùng thực đơn này cho một vài ngày tiếp theo.

Khả năng ăn dặm của bé 6 – 8 tháng

Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm: Cũng giống như giai đoạn từ 4 đến 6 tháng

Nên ăn gì

Sữa mẹ hoặc sữa công thức, CÙNG VỚI:

  • Những loại trái cây được lọc hoặc nghiền (chuối, lê, nước sốt táo, đào)
  • Rau củ được lọc hoặc nghiền (bơ, cà rốt nấu chín, bí và khoai lang)
  • Thịt nghiền (gà, heo, bò)
  • Đậu hũ nghiền
  • Một lượng nhỏ yogurt không đường (nhưng không uống sữa bò cho tới khi được 1 tuổi)
  • Đậu nghiền (đậu đen, đậu gà (chickpea), đậu nành Nhật Bản (edamame), đậu fava, đậu bi, đậu lăng và đậu tây)
  • Ngũ cốc được bổ sung sắt (yến mạch, lúa mạch)

Lượng dùng hằng ngày

  • Một muỗng café trái cây, tăng dần lên 1⁄4 đến 1⁄2 chén trong 2 hoặc 3 lần ăn.
  • Một muỗng café rau củ, tăng dần lên 1⁄4 đến 1⁄2 chén trong 2 hoặc 3 lần ăn.
  • 3 đến 9 muỗng canh ngũ cốc, trong 2 hoặc 3 lần ăn

Mẹo vặt

 Cho ăn những loại thực phẩm mới từng cái một và trong vòng ít nhất 3 ngày để đảm bảo bé không bị dị ứng.

Khả năng ăn dặm của bé 8 – 10 tháng

Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để ăn dặm và ăn các loại thực phẩm bằng tay.

Cũng giống như độ tuổi 6 – 8 tháng, CỘNG THÊM:

  • Nhặt những vật thể bằng ngón tay cái & ngón trỏ (cầm nắm kẹp)
  • Có thể chuyển những vật thể từ tay này sang tay khác
  • Cho mọi thứ vào miệng
  • Di chuyển hàm để nhai

Nên ăn gì

Sữa mẹ hoặc sữa công thức, cộng thêm

  • Một lượng nhỏ phô mai thanh trùng nhẹ và phô mai cottage
  • Rau củ và trái cây nghiền (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang)
  • Những thực phẩm dùng tay (những miếng chuối chín nhỏ, trứng bác, bí ngòi vàng, đậu Hà Lan và khoai tây cắt nhỏ và nấu chín; mì ống xoắn nấu chín, bánh quy giòn cho trẻ mọc răng; ngũ cốc dạng chữ O ít đường; bánh mì bagel nướng sơ, cắt nhỏ)
  • Một ít protein (trứng; thịt, gia cầm, cá không xương nghiền nhỏ; đậu hũ, đậu có lớp vỏ mềm nghiền và nấu chín như đậu lăng, đậu được tách đôi, đậu pinto, đậu đen)
  • Ngũ cốc bổ sung sắt (lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp)

Lượng dùng hàng ngày

  • 1⁄4 đến 1/3 ly sữa (hoặc 1⁄2 oz (14 gram) phô mai)
  • 1⁄4 đến 1⁄2 chén ngũ cốc được bổ sung sắt
  • 1⁄4 đến 1⁄2 chén trái cây
  • 1⁄4 đến 1⁄2 chén rau
  • 1/8 đến 1⁄4 chén thực phẩm protein

Mẹo vặt

Cho ăn những loại thực phẩm mới từng cái một và trong vòng ít nhất 3 ngày để đảm bảo bé không bị dị ứng.

Khả năng ăn dặm của bé 10 – 12 tháng

Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn thêm một số loại thức ăn rắn

  • Cũng giống như giai đoạn 8 đến 10 tháng, CỘNG THÊM
  • Nuốt thực phẩm dễ dàng hơn
  • Có nhiều răng hơn
  • Không còn dùng lưỡi đẩy thức ăn ra
  • Cố gắng sử dụng muỗng

Nên ăn gì
Sữa mẹ hoặc sữa công thức, CỘNG THÊM:

  • Phô mai được thanh trùng dạng mềm, yogurt, phô mai cottage (nhưng không dùng sữa bò cho tới khi 1 tuổi)
  • Trái cây thái sợi, hạt lựu hoặc được nghiền
  • Rau củ được nấu mềm, kích thước vừa ăn (đậu Hà Lan, cà rốt)
  • Thực phẩm hỗn hợp (mì ống và phô mai, thịt hầm)
  • Protein (trứng; thịt, thịt gia cầm, cá không xương nghiền nhỏ hoặc
  • nghiền mịn; đậu hũ; đậu nghiền nấu chín)
  • Thực phẩm ăn bằng tay (bánh mì nướng sơ, chuối chín cắt nhỏ; trứng bóc; bí ngòi vàng, đậu Hà lan và khoai tây cắt nhỏ và nấu chín; mì ống xoắn; bánh quy giòn cho trẻ mọc răng; ngũ cốc dạng chữ O ít đường)
  • Ngũ cốc được bổ sung sắt (lúa mạch, bột mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp)

Lượng dùng hằng ngày

  • 1/3 ly sữa (hoặc 1⁄2 oz (14 gram) phô mai)
  • 1⁄4 đến 1⁄2 chén ngũ cốc được bổ sung sắt.
  • 1⁄4 đến 1⁄2 chén trái cây
  • 1⁄4 đến 1⁄2 chén rau củ
  • 1/8 đến 1⁄4 chén thực phẩm hỗn hợp
  • 1/8 đến 1⁄4 chén thực phẩm đạm

Mẹo vặt

Cho ăn thực phẩm mới từng cái một và trong thời gian tối thiểu 3 ngày để chắc rằng con bạn không bị dị ứng.

03 nguyên tắc chọn bột ăn dặm nào tốt cho bé

Sau khi đã hiểu rõ về khả năng ăn dặm của con cũng như liều lượng ăn dặm hợp lý theo từng độ tuổi thì cha mẹ sẽ áp dụng 03 nguyên tắc sau đây để chọn được bột ăn dặm loại nào tốt cho trẻ.

Chọn bột ăn dặm có độ mềm mịn phù hợp

Như đã nói ở trên, bột ăn dặm tốt chính là bột ăn dặm được chế biến sao cho phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đối với trẻ mới bắt đầu tập ăn dặm – từ 4 -6 tháng thì mẹ nên chế biến các món bột ăn dặm có độ mềm mịn, dễ nhai nuốt cho bé.

Những món bột ăn dặm mềm sẽ giúp bé dễ tiêu hóa hơn cũng như thích nghi với thức ăn ngoài sữa mẹ tốt hơn. Khi bé đã lớn dần thì mẹ có thể tăng dần mức độ của các món ăn dặm từ mềm đến cứng.

Chọn bột ăn dặm có nhiều chất xơ

Mẹ bắt đầu cho bé tập ăn dặm khi bé vừa được 6 tháng tuổi. Ở độ tuổi này thì hệ tiêu hóa của bé chưa hoạt động ổn định cũng như khả năng tiêu hóa không tốt như người lớn. Để bé có thể tiêu hóa các món ăn dặm tốt hơn thì mẹ cần chọn cho bé bột ăn dặm có chứa nhiều chất xơ hay lợi khuẩn.

Chọn bột ăn dặm giàu dưỡng chất

Để bé phát triển được một cách toàn diện thì mẹ cần phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất có lợi cho bé. Do đó, bột ăn dặm có thành phần dinh dưỡng đa dạng sẽ giúp bé được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng; từ đó giúp bé phát triển tốt nhất.

Hy vọng rằng, sau khi áp dụng đúng 03 nguyên tắc trên thì việc lựa chọn bột ăn dặm nào tốt cho bé sẽ không còn là khó khăn đối với mẹ nữa. 

Nếu mẹ muốn thêm khảo thêm những thông tin về bột ăn dặm tốt cho bé thì có thể xem tại link https://vinamilk.com.vn/the-gioi-an-dam/an-ngon-lanh/bi-quyet-chon-bot-an-dam-loai-nao-tot-cho-be/