Mách mẹ những cách giáo dục tinh thần cho trẻ

Mách mẹ những cách giáo dục tinh thần cho trẻ

Giáo dục tinh thần cho trẻ từ nhỏ là một bước đệm thành công trong việc xây dựng tính tự giác, giúp các em có tinh thần tự lập, không ỷ lại vào bố mẹ và xây dựng những đức tính tốt cho bản thân.

Hãy dắt bé ra ngoài đi dạo mỗi ngày

Với các bé từ 1 đến 2 tuổi, mỗi ngày cha mẹ hãy đưa bé ra ngoài đi dạo. Lúc này, cha mẹ đừng chỉ dắt bé đi vu vơ, quanh quẩn, mà hãy vừa đi vừa liên tục trò chuyện cùng bé. Điều quan trọng là hãy kể cho bé nghe về những cuộc sống tự nhiên kỳ diệu đang phô bày trước mắt bé. Hãy tìm đề tài từ những hòn đá cuội, từng ngọn cỏ, cành hoa để trò chuyện với bé. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên chuẩn bị sẵn kiến thức cho mình về vấn đề này. 

Cách giáo dục trẻ tốt nhất chính là cho bé tiếp xúc gần gũi với thế giới tự nhiên. Cách dạy này không phải là phương pháp giáo dục dựa trên lối học vẹt, không cần hiểu nghĩa, mà phương pháp này sẽ giúp bé hào hứng muốn nghe từng câu chuyện cha mẹ kế. Cũng nhờ cách này, trẻ đã học được rất nhiều điều lý thú về động, thực vật, và về sau, trẻ hoàn toàn dễ dàng đọc hiểu những quyển sách về động, thực vật học.

Cách giáo dục tốt nhất là cho bé tiếp xúc với thế giới thiên nhiên

Không kể chuyện ma, chuyện kinh dị

Không kể chuyện ma, chuyện kinh dị cho bé nghe và không dọa bé sợ. Không được hù dọa kiểu như đứa bé nào hư sẽ bị ma bắt đi hoặc bị ông kẹ bắt cóc,… Bởi vì những câu chuyện này sẽ tạo ra tổn thương tinh thần rất lớn trong tâm hồn các bé. Sau này, dù đã lên lớp 3, lớp 4, có thể bé vẫn sợ đi vệ sinh một mình.

Không sử dụng các từ ngữ cấm đoán

Cha mẹ không nên sử dụng những từ ngữ cấm đoán, những từ ngữ có tính phủ định, tiêu cực khi nuôi dạy trẻ. Các bác phụ huynh thường vô ý nói những câu chứa đầy những từ ngữ cấm đoán, phủ định, như: “Không được xài kéo nghe chưa, nguy hiểm lắm!”, “Cấm xé giấy, nghe không hả?”, “Cấm không được bước ra ngoài!”. Việc này sẽ bẻ gãy những chồi non ngoan ngoãn, cướp đi sự tích cực trong trẻ.

Khi bé muốn chơi kéo, tốt hơn cha mẹ nên đề cho bé chơi và đứng ngoài giám sát. Khi bé muốn ra ngoài chơi, cha mẹ cũng nên cho bé đi. Tuy nhiên, cũng cần cho bé biết những việc nào là nguy hiểm. Nếu chúng ta cứ nuôi dạy bé trong một phạm vi an toàn, thì khi đi học, bé sẽ trở thành một đứa trẻ không thể làm bất cứ điều gì cùng mọi người, mà chỉ đứng một bên và nhìn thôi.

Không đối xử tiêu cực

Cha mẹ không được trước mặt một bà mẹ khác, dùng những từ ngữ tiêu cực, có ý bác bỏ để nói về bé như: “Thằng bé này nó chả có tí điềm đạm nào cả!”, “Không biết nghe lời mẹ gì hết!”, “Nó không có hứng thú làm việc gì hết!”. Những từ ngữ này tuyệt đối không được sử dụng, bởi khi nghe những lời nhận xét đó, các bé sẽ trở thành những đứa bé tiêu cực y như vậy.

Khi khen, chỉ khen hành động

Nhưng ngược lại, cha mẹ cũng không khen bé rằng “Thằng bé này giỏi lắm!”. Làm vậy bé sẽ trở thành một đứa trẻ huênh hoang, tự kiêu. Cha mẹ hãy khen những hành động cụ thể bé làm càng nhiều càng tốt, chứ không nên khen năng lực của bé. Cha mẹ nên khen kiểu như: “Con làm việc này tốt quá. Rất xuất sắc!”. Sự coi trọng và công nhận kết quả là những điều cốt lõi để nuôi dạy một đứa bé tốt.

Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ, các bậc cha mẹ sẽ dùng những phương pháp khoa học để giáo dục tinh thần cho trẻ, giúp các con có tinh thần tự lập cho bản thân mình. Ngoài ra, để tăng cường thể chất cho trẻ, cha mẹ hãy tham khảo tại đây.