Ảnh hưởng của môi trường đối với các giai đoạn phát triển của thai nhi

Thay đổi công việc, nghỉ việc, căn cứ vào pháp luật để tự bảo vệ mình

Nhà máy sản xuất hóa chất độc hại

Nữ công nhân mang thai phải tránh các công việc tiếp xúc với hóa chất độc hại có nồng độ cao như chì và hợp chất chì, benzen, thuốc nhuộm, các kim loại nặng như cadimium, thủy ngân… Những chất này nếu tiếp xúc lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu: Thủy ngân gây các bệnh bẩm sinh về hệ thống thần kinh cho thai nhi; các chất hữu cơ như: carbon disulfide, xylen… rất dễ gây sảy thai.

Môi trường bức xạ điện từ

Phụ nữ mang thai trong môi trường có bức xạ điện từ sẽ dẫn đến thai nhi bị thiếu tay chân, hội chứng down, khuyết tật ở đầu… thậm chí không có não. Các công việc phải tiếp xúc với bức xạ điện từ như: Nghiên cứu bức xạ điện li, sản xuất tivi, phòng phóng xạ ở bệnh viện hoặc sản xuất công nghiệp… Nếu bạn có kế hoạch mang thai, nên xin thay đổi vị trí làm việc hoặc tạm nghỉ việc trước khi mang thai.

Khu bệnh lây nhiễm trong bệnh viện

Trong thời gian có dịch bệnh, nhân viên y tế do phải tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nên rất dễ nhiễm bệnh. Virus rubella, cảm cúm, sởi, thủy đậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, trong 3 tháng đầu thai kì, nếu có dịch bệnh, nên tạm nghỉ việc hoặc hết sức cảnh giác phòng ngừa.

Các công việc trong môi trường nhiệt độ cao, chấn động mạnh, âm thanh lớn

Môi trường làm việc có nhiệt độ quá cao, chấn động quá mạnh, âm thanh quá lớn đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi; vì vậy, phụ nữ mang thai nên tạm tránh các công việc này để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

Một số sai lầm của bà bầu ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển của thai nhi

Trong suốt quá trình mang thai, những thói quen sinh hoạt hàng ngày tưởng chừng như vô hại của mẹ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các giai đoạn phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nhiều mẹ bầu thường lầm tưởng rằng vận động nhiều sẽ giúp mẹ có đủ sức khỏe cho lần vượt cạn sắp tới; mà không ngờ rằng việc này lại nguy hiểm đến thai nhi. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hình thức vận động phổ biến nhất ở mẹ bầu là đi bộ nhé.

Đi bộ

Đi bộ sai phương pháp cũng gây nguy hiểm. Do đó, bà bầu cần lưu ý những điều sau khi đi bộ:

(1) Chú ý đến giày của bạn

Bạn nên chọn một đôi giày thích hợp để đi bộ, tốt nhất là giày thể thao có tính co giãn, mềm mại, thoải mái. Loại giày này có thiết kế chuyên dùng cho luyện tập thể dục, phù hợp với nguyên lí thể lực học, nó vừa giúp bạn vận động dễ dàng thoải mái hơn, mà lại bảo vệ đôi chân của mình.

Đế giày không quá cao, khoảng 2-3cm là tốt nhất, nếu cao hơn sẽ ảnh hưởng đến cột sống và đôi chân, khiến bạn bị đau lưng. Đế giày cứng quá thì không thể giảm bớt lực mặt đất tác động vào chân, làm chân bạn bị tổn thương, càng thêm phù nề.

(2) Đi bộ ở nơi có không khí trong lành, yên tĩnh

Đi bộ ở những khu vực đường phố đông đúc, ồn ào, ô nhiễm môi trường, không những không có tác dụng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Hãy chọn những nơi không khí trong lành, yên tĩnh như công viên hoặc khu nhiều cây xanh cách xa đường phố ồn ào bụi bặm. Ngoài ra, đường đi phải bằng phẳng, đi bộ ở nơi không bằng phẳng hoặc nhiều sỏi đá dễ bị vấp ngã, vô cùng nguy hiểm.

(3) Mỗi lần đi bộ 20 phút

Đi bộ nhanh quá sẽ khiến nhịp tim đập nhanh, bạn sẽ không có tâm hồn thư thái, hơn nữa đi nhanh quá sẽ không kịp thời phản ứng trước những sự cố bất ngờ xảy ra. Ví dụ như bất ngờ nhìn thấy hòn đá, do đi quá nhanh nên không kịp tránh.

Đi bộ quá lâu khiến bạn cảm thấy mệt, bởi vậy, bạn nên đi bộ mỗi lần 10-20 phút, một ngày có thể đi bộ 2-3 lần,

Trong thành phố, từ 4h-7h chiều, không khí ô nhiễm rất nghiêm trọng, mẹ nên tránh đi bộ vào giờ này.

Tiếng ồn

Tiếng ồn dường như là một âm thanh hết sức quen thuộc trong cuộc sống của mỗi người; đặc biệt tại những thành phố lớn. Nhưng đây lại là “kẻ thù” nguy hiểm đối với sức khỏe của thai nhi. Cùng tìm hiểu về nguồn gốc cũng như tác hại của tiếng ồn đối với thai nhi nhé.

(1) Thai nhi sợ tiếng ồn

Tai và các tổ chức khác ở thai nhi vẫn chưa trưởng thành về mặt kết cấu và chức năng, hệ thống thính giác hết sức nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương, nếu phải chịu ảnh hưởng của âm thanh lớn trong thời gian dài, thính giác sẽ bị tổn thương. Tiếng ồn bên ngoài sẽ truyền vào tử cung qua thành bụng, thai nhi bị tiếng ồn kích động sẽ làm cho phân khu não bộ tổn thương, thậm chí ảnh hưởng đến thính giác của em bé khi ra đời.

(2) Nguồn gốc tiếng ồn

Tiếng ồn giao thông: Các phương tiện giao thông như ô tô, tàu hỏa, máy bay phát ra tiếng ồn rất lớn và chói tai, là nhân tố chủ yếu gây ô nhiễm tiếng ồn.

Tiếng ồn xây dựng: Công trường xây dựng, sửa nhà tạo ra tiếng ồn gây mệt mỏi, nhưng những âm thanh này có tính chất tạm thời, khi công trình hoàn thành sẽ hết.

Tiếng ồn trong sản xuất: Tiếng ồn từ máy móc vận hành trong nhà xưởng rất lớn, làm việc lâu dài trong môi trường này, thính giác và thần kinh sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu bạn làm việc ở nơi có tiếng ồn thường xuyên, hãy xin lãnh đạo tạm thời sắp xếp một công việc khác tránh xa tiếng ồn trong khoảng thời gian mang thai.

Tiếng ồn sinh hoạt: Tiếng ồn ở chợ, nhà hàng, quán karaoke là những tiếng ồn trong sinh hoạt.

(3) Tránh tiếng ồn như thế nào?

  • Hạn chế đi đến những nơi đông đúc, ôn ào như chợ, siêu
  • Nếu bạn sống ở nơi có nhiều tiếng ồn, hãy kiểm tra chất lượng cửa, cửa kính. Hiệu quả cách âm của cửa bằng nhôm kính rất tốt, thêm vào đó có thể treo rèm cửa bằng vải dày để giảm bớt tiếng ồn.
  • Không nên kê các đồ điện sát nhau, không nên sử dụng cùng lúc.
  • Có thể đặt thêm chậu cây trong phòng, vì thực vật cũng có tác dụng giảm bớt tiếng ồn một cách nhất định.
  • Tiếp xúc với âm thanh cường độ lớn trong thời gian ngắn không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi, bạn đừng quá lo lắng mà dẫn đến căng thẳng thần kinh.