Nguồn dinh dưỡng chính và nguyên nhân của chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nguồn dinh dưỡng chính và nguyên nhân của chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Ngay từ khi sinh ra, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ nhỏ không có gì khác ngoài sữa. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, dường như ba mẹ nào cũng phải đối mặt với chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

Để hiểu rõ hơn về nguồn dinh dưỡng chính của trẻ nhỏ và biết được nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng nôn trớ ở con. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Sữa là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ nhỏ

Trẻ em luôn cần một chế độ dinh dưỡng cân bằng để đáp ứng nhu cầu đang phát triển của cơ thể. Trong năm đầu tiên, sữa chính là nguồn dinh dưỡng chủ yếu đối với trẻ. Đến giai đoạn ãn dặm, bữa ăn của trẻ nên có đủ năm nhóm dưỡng chất chính yếu: carbohydrate, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Các bà mẹ cần lưu ý rằng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em khác hẳn với người lớn. Trẻ dưới 5 tuổi cần được cung cấp nhiều chất béo, các nguồn nhiệt lượng tăng cường và dưỡng chất ở mức cao hơn hẳn người lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về thể chất và trí não.

Trong sáu tháng đầu tiên, nguồn dinh dưỡng dành cho trẻ chủ yếu là sữa. Mặc dù, khi trẻ được khoảng 4-5 tháng tuổi bạn có thể tập cho trẻ chuyển sang chế độ ăn dặm, nhưng chúng ta cũng không nên giảm lượng sữa cho trẻ bú vì ở giai đoạn này cơ thể trẻ chưa thể hấp thu tất cả những loại thức ăn mà chỉ mới có thể làm quen với các hương vị mà thôi. Đối với trẻ từ sáu tháng đến một tuổi, bạn có thể dùng sữa bò nguyên kem để pha chế với bột ngũ cốc thành món ăn dặm cho trẻ nhưng không nên dùng làm. 

Thức ăn chính để tránh trường hợp trẻ bị thiếu sắt và vitamin c. Đến khi trẻ được một tuổi, bạn có thể bắt đầu cho trẻ uống sữa bò đều đặn hàng ngày, nhưng trong giai đoạn này, cơ thể trẻ vẫn cần được bổ sung thêm sắt và các loại vitamin – có trong sữa mẹ hay sữa formula dành cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi.

Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi dùng sữa không béo vì loại sữa này cung cấp rất ít năng lượng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cho trẻ dùng loại sữa ít béo từ khi lên hai tuổi nếu trẻ chịu ăn.

Hầu như sữa là người bạn trong suốt khoảng thời gian đầu đời của trẻ, nhưng việc bú sữa không đúng cách hoặc do cách chăm sóc của ba mẹ cũng là nguyên nhân khiến con bị nôn trớ trong hoặc sau khi bú.

Nên tìm cách khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

2. Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ là hiện tượng sữa từ trong dạ dày của trẻ trào ngược ra ngoài miệng bé, tùy vào cơ địa từng bé mà có bé nôn trớ nhiều, có bé nôn trớ ít. Có nhiều nguyên nhân gây nôn trớ, nhưng các chuyên gia và các bác sĩ tổng hợp thành 2 nguyên nhân chính là do sinh lý và bệnh lý.

Nôn trớ sinh lý là hiện tượng nôn trớ thông thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì cơ thể con chưa phát triển hoàn thiện nên dạ dày chưa thể thực hiện hoàn toàn các chức năng của nó. Thông thường, hiện tượng nôn trớ do sinh lý sẽ nhanh chóng hết khi trẻ được 1 tuổi.

Bên cạnh nôn trớ sinh lý, còn có nôn trớ bệnh lý đó là do bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh lý khác như viêm ruột, lồng ruột,… Nếu thấy bé nôn trớ nhiều và muốn xác định rõ nguyên nhân nôn trớ ở bé, thì có thể đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và kiểm tra. Nhất là khi bé nôn ra dịch màu xanh hoặc màu vàng kèm theo sốt.

Nếu bé không có các biểu hiện nêu trên hoặc đã được đi khám nhưng bé bình thường không có bệnh lý khác thì khả năng bé bị nôn trớ do các nguyên nhân thường gặp như ăn kém tiêu, đầy hơi, đau bụng, lạnh bụng, ho, có đàm, khò khè, nấc cụt,…

Nguyên nhân nôn trớ ở trẻ thường gặp là do bé tiêu hóa chậm, kém tiêu. Tình trạng này thường thấy các biểu hiện như bé đầy hơi, chướng bụng, sợ bụng cứng, ít đi tiêu, xì hơi nhiều, nôn khan, bú mẹ không no, không muốn bú, chán ăn, biếng ăn. Ngoài ra bé có thể có những biểu hiện khó chịu, quấy khóc, đặc biệt vào buổi tối bé hay trằn trọc, vặn mình, khóc đêm, ngủ không ngon giấc. Khi bé gặp vấn đề kém tiêu, bé dễ bị đầy hơi làm dạ dày của bé chứa nhiều không khí. Do đó khiến bé đang bú của biểu hiện buồn nôn, bú mẹ nửa chừng, ọc sữa, nôn ra đột ngột hoặc sau khi ngủ dậy bé nôn ra nhiều cặn sữa mùi hơi chua vì sữa chưa được tiêu hóa hết. 

Ngoài ra ho và đàm cũng là nguyên nhân dễ làm bé nôn trớ. Bất kể là ho khan hay ho đàm cũng dễ làm mở tâm vị (phần đầu dạ dày) và làm cho cơ hoành cử động mạnh có thể làm cho phần thức ăn, sữa bị đẩy ra ngoài. Bên cạnh đó nấc cụt cũng có cơ chế tương tự.

Sau mỗi lần bé trớ xong, phần sữa có thể bám tại niêm mạc mũi của bé làm bé dễ bị khò khè nên bạn cần hút sạch phần sữa còn sót lại và sau đó nhỏ nước muối sinh lý NaCl 0.9% vào mũi của bé để vệ sinh mũi bé thật sạch sẽ. Cũng đừng vội cho bé bú lại ngay mà hãy đợi khoảng 30 phút đến 1 tiếng để bé hồi phục sức khỏe. Trong thời gian này, việc làm sạch khoang miệng cho bé là điều cần thiết nhất.

Để giúp bé hạn chế tình trạng nôn trớ, bạn có thể tham khảo thêm tại đây để biết thêm chi tiết những cách chữa trớ cho trẻ sơ sinh khoa học hợp lý. 

Mong rằng với những chia sẻ trên, ba mẹ đã có thêm kinh nghiệm và kiến thức hữu ích để chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tốt hơn vì giai đoạn này là bước khởi đầu quan trọng cho sự phát triển của bé về sau này.