Trẻ sợ bệnh viện

Trẻ sợ bệnh viện

Trẻ thường khóc hết hơi khi bố mẹ bỏ đi. Tuy nhiên thường thì trẻ nín sau 5 phút, chỉ khóc khi bố mẹ xuất hiện trở lại, làm cho trẻ khóc hoài kể từ khi họ đi cho đến lúc quay lại. Cho trẻ nằm ở bệnh viện không phải chỉ làm đứa trẻ khổ sở mà bố mẹ chúng còn khổ sở hơn.

Nói chung, không nên làm cho trẻ sợ bệnh viện nếu có cơ hội đi ngang qua để trẻ biết rằng đó không phải là nơi dễ sợ. Mỗi ngày chúng tôi đều tiếp những cô cậu nhỏ từ những vùng ngoại ô đến thăm. Chúng mang theo bóng để chơi và nhận ra rằng đây là một nơi rất tuyệt do những “người tốt” quản lý .

Nếu bạn biết con bạn sẽ nhập viện thì nên chuẩn bị cho trẻ bằng cách nói với trẻ thật rõ ràng điều sẽ xảy ra và khuyến khích chơi cho búp bê uống thuốc. Nếu được, nên bế trẻ dạo quanh bệnh viện một vòng và khi đưa vào khám thì cho trẻ ôm theo một con thú nhồi bông yêu thích.

Ngày nay, “phẫu thuật ban ngày “được khuyến khích và nếu cho trẻ về nhà cho bố mẹ chăm sóc càng sớm càng tốt. Khi đưa trẻ sang phòng gây mê, phải để mẹ trẻ đi theo và cho trẻ ôm theo gấu bông và trẻ biết cả hai sẽ chờ nó ở phòng hồi sức sau khi mổ. Bác sĩ gây mê cho trẻ con phải vứt bỏ đi những ý tưởng cũ kỹ và ác độc rằng trẻ con không cảm thấy đau. Thời nay, trong một bênh nhi tốt, bất kỳ đứa trẻ nào từ lúc lọt lòng đều được trấn an như nhau, thậm chí còn được cho thuốc giảm đau sau khi mổ có tác dụng hơn so với người lớn.

Tóm lại, bệnh viện không còn là nơi trẻ con phải sợ nữa. Hãy nói cho trẻ biết một cách thoải mái về bệnh viện vì có thể trẻ sẽ phải đến bệnh viện vào lúc nào đó.

Trẻ mút ngón tay khi sợ

Dù Sigmund Freud đã nhấn mạnh ý nghĩa giới tính của việc mút tay vì chúng thích làm như thế và điều này rất tự nhiên. Nếu làm như vậy không thích thú thì trẻ con đã không làm. Đây là hiện tượng khá phổ biến dù một số tác giả cho rằng ít thấy hơn ở một số dân tộc như người Eskimo nhưng tôi cho rằng đây là việc làm thực tế của họ vì như thế sẽ giúp họ giữ tay trong găng tay cho các ngón tay không rơi ra vì lạnh cóng.

Trẻ con có xu hướng mút tay khi chúng buồn chán, khó chịu hoặc căng thẳng và làm cách này giúp trẻ con dễ ngủ, đặc biệt đối với trẻ chưa có khả năng toán học để đếm cừu. Khi bị căng thẳng hoặc nhất là khi có em bé, trẻ con tuổi chập chững thường trở lại thói quen này.

Trước khi được 3 tuổi rưỡi, trẻ con thường không mút ngón tay nữa mặc dầu một số nghiên cứu cho biết 2% trẻ con vẫn giữ thói quen này cho đến khi 10 tuổi. Đa số cho rằng thói quen này không có hại.

Để cho công bằng thì trước khi bắt trẻ con không được mút tay, người lớn nên chỉnh đốn mình trước. Người lớn nên bỏ thuốc lá, thôi nhai kẹo và không cắn móng tay nữa nhằm làm gương thì trẻ con sẽ nghe theo.

Điều đáng lo duy nhất với việc trẻ con mút tay là chúng có thể làm cho răng bị mòn. Điều này đặc biệt quan trọng với bố mẹ nếu họ muốn giữ cho con có bộ răng tuyệt vời và không muốn phải tốn kém cho con sửa răng sau này. Dĩ nhiên trước sáu tuổi thì mút ngón tay không làm hại răng và sau sáu tuổi mà thỉnh thoảng mới mút trước khi ngủ cũng chẳng sao. Ít có nguy cơ trẻ kéo dài thói quen này đến nỗi làm thay đổi vị trí của răng.

 

 

Những tư thế yoga an toàn cho bà bầu

Những tư thế yoga an toàn cho bà bầu: thế cánh bướm, thế con mèo/con bò, thế rắn hổ mang. Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu cảm thấy thoải mái, bạn có thể tập động tác này với tư thế úp mặt xuống. Ngoài ra, một số bài tập yoga với tư thế khác bà bầu có thể tập là ngồi gập và trườn người về phía trước, với những thay đổi như mô tả ở trên, nghiêng một bên, thế chiếc ghế với sự hỗ trợ của ghế, thế tam giác: Chân dang ngang, một tay chạm mũi chân, tay kia giơ thẳng lên cao với sự hỗ trợ của ghế. Bên cạnh đó, Những tư thế bà bầu cần tránh là cong lưng, giữ thăng bằng trên một chân, trừ khi bạn lấy điểm tựa nhờ ghế hoặc tường, thế con lạc đà, trồng cây chuối bằng tay, trồng cây chuối bằng đầu, thế cánh cung. Các mẹ nên duy trì tập yoga sau sinh để lấy lại vóc dáng và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Những tư thế yoga có lợi cho bà bầu

.