Dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt quá trình mang thai

Những kiến thức về dinh dưỡng cho bà bầu sẽ luôn đồng hành cùng các mẹ trong suốt giai đoạn 9 tháng 10 ngày của thai kỳ. Vậy làm thế nào để có một chế độ ăn hợp lý, lựa chọn thực phẩm phù hợp với chế độ dinh dưỡng như thế nào ? Muôn vàn câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong một tuần

Thứ 2

– Bữa sáng: Sữa đậu nành

– Bữa trưa: Cơm, dưa bắp cải, cá nấu chua, canh tôm trứng.

– Bữa tối: Bánh cuốn, cnah nấm, măng, ớt xào tim lợn, đậu phụ, hồ đào.

Thứ 3

– Bữa sáng: Sữa tươi, bánh mì

– Bữa trưa: Bánh ngọt, quả óc chó, vừng, thịt bò, xào canh gà.

– Bữa tốt: Cơm, dưa chuột ép nước gừng, cá om, bít tết, tim lợn xào, gan vịt.

Thứ 4

– Bữa sáng: Cháo gạo táo tàu, bánh mì cắt lát.

– Bữa trưa: Bánh cuốn, rau trộn, tôm chiên, canh nấm.

– Bữa tối: Bún, cà tím trộn chay, gà chay.

Thứ 5

– Bữa sáng: Cháo bột ngô, bánh cuốn

– Bữa trưa: Dầu cá, cá chua ngọt, canh rau ngọt.

– Bữa tốt: Bánh bao, rau xào, sườn lợn om.

Thứ 6

– Bữa sáng: Mì thịt

– Bữa trưa: Bánh bao nhân thịt, thịt bò, canh gan lợn.

– Bữa tối: Màn thầu, dưa chua ngọt, cà nấu chua, vịt luộc.

Thứ 7

– Bữa sáng: Cháo đậu đỏ, bánh nướng.

– Bữa trưa: Mì tim, dưa chua, thịt dê xào hành, canh rong biển.

– Bữa tối: Bánh nướng, thịt lợn luộc, thận xào măng, canh xúp.

Chủ nhật

– Bữa sáng: Sữa tươi, bánh bao nhân thịt

– Bữa trưa: Bánh hấp, dưa chuột, cá hấp.

– Bữa tốt: Trứng gà rán, lá sen bọc cá chép, canh bắp cải nấu thịt.

Lưu ý: Mỗi ngày nên thay đổi món ăn, sau bữa trưa nên ăn một chút hoa quả, sau bữa tối không nên ăn đồ vặt.

Xem ngay: “Dinh dưỡng cho bà bầu 03 tháng cuối cần biết” tại link https://goo.gl/qnhjQ3

Bổ sung vitamin hợp lý

Thực phẩm chứa vitamin A có gan, lòng đỏ trứng gà, sữa, bơ, kem, dầu gan cá, dầu thực vật, cà rốt, cà tím…

Vitamin B1 chứa nhiều nhất ở trong thịt nạc, gan, có nhiều trong gạo lức, kê, ngô… Vitamin B2 có trong phủ tạng, lươn, cua, đỗ tương, đỗ xanh, đậu tằm, chao, đậu phụ lên men, tương, đậu phộng, hạnh nhân, quả hồ trăn, hướng dương, rau chân vịt, rau dền, cải trắng, sữa bò, trứng gà…

Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic, nguồn chủ yếu từ: Bắp cải trắng, cải chíp, ớt, cà chua, sen, giá đỗ, quýt, cam, chanh, bưởi, dâu, táo, sơn trà…

Vitamin D và vitamin D1, D2 có trong: Gan, dầu gan cá, trứng, sữa, bơ…

Vitamin E: Hàm lượng nhiều nhất trong mầm lúa mì, có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, các loại đậu , quả vỏ cứng, lá rau, dầu thực vật…

Vitamin P: Nguồn chủ yếu là từ quả chanh, ngoài ra lá kiều mạch, lá rau xanh, nước ép cà chua, nước cam ép, đậu đỏ cũng có chứa hàm lượng vitamin P phong phú.

Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu càng sớm càng tốt

Bà mẹ tương lai nếu trong thời kỳ mang thai thiếu i-ốt, có thể sẽ làm cho trẻ sau khi sinh ra sinh trưởng chậm, thân thể gầy yếu, thậm chí phản ứng chậm chạp, trí lực thấp… Cho nên, trước khi mang thai giai đoạn chuẩn bị và đầu thai kỳ nên bổ sung nguyên tố i-ốt, giúp trẻ phát triển trí lực toàn diện.

Thời kỳ mang thai bổ sung i-ốt phải cụ thể về thời gian, nếu sau tháng thứ 5 mới bổ sung i-ốt, thì không thể phòng ngừa sự thiếu hụt phát triển trí lực cho trẻ. Thực phẩm chứa nhiều i-ốt có rong biển, tảo biển, rau chân vịt, rau cần, cá biển, khoai lang, trứng gà… Thai phụ ăn nhiều các thực phẩm này sẽ có tác dụng phòng ngừa rất tốt chứng thiếu i-ốt.

Tảo biển bổ sung hàm lượng  i-ốt phong phú

Tảo biển có dinh dưỡng phong phú, với hàm lượng i-ốt rất cao, dùng trị liệu chứng “phì đại tuyến giáp trạng” do thiếu i-ốt gây ra. Tảo biển có công năng làm mềm khối cứng tán kết. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa choline, canxi, sắt, có thể tăng cường khả năng ghi nhớ, trị liệu chứng thiếu máu ở thai phụ, trị liệu và bảo vệ thúc đẩy xương cốt, răng.

Tảo biển có chứa lượng manitol nhất định, có thể làm tăng cường sự miễn dịch của tế bào rõ rệt và khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó thúc đẩy chuyển hóa tế bào bạch huyết.

Mỗi tuần ăn cá ít nhất 1 lần

Thai phụ ăn nhiều cá, có thể khiến cho bé yêu càng thông minh hơn. Các loại cá có chứa lượng protein phong phú, acid béo không no, amino acid, vitamin D và kali, canxi, kẽm và các nguyên tố khoáng chất, đây đều là những chất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, trong cá có lượng taurochonic acid phong phú, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của tế bào não, có tác dụng quan trọng thúc đẩy đại não phát triển.

Hơn nữa, chất này còn có thể kích thích gián tiếp tới cơ thể đối với sự hấp thụ amino acid, sắt, đồng, kẽm…

Ngoài ra, qua nghiên cứu đã phát hiện thấy, các bà mẹ tương lai thường xuyên ăn cá tỷ lệ phát sinh sảy thai cũng giảm thiểu rõ rệt. Đây là vì trong thịt cá có chứa acid béo omega – 3, loại chất này có thể kéo dài kỳ thai nghén, phòng ngừa sảy thai, tăng cường thể trọng cho thai nhi.

Những bà mẹ tương lai không ăn cá tỷ lệ phát sinh sảy thai là 7,1% thai phụ mỗi tuần ít nhất lên ăn cá 1 lần thì tỷ lệ sảy thai chỉ là 1,9%

Bổ sung tăng cường mộc nhĩ đen

Thai phụ có thể ăn nhiều một chút mộc nhĩ đen. Hàm lượng dinh dưỡng trong mộc nhĩ đen rất phong phú, có công hiệu tẩm bổ, ích khí, dưỡng huyết, khỏe mạnh, cầm máu, nhuận táo, cường trí… là thực phẩm tốt bồi bổ trí não, cường thân.

Mộc nhĩ đen hầm táo đỏ có công dụng cầm máu, dưỡng huyết, là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho sản phụ, thai phụ và phụ nữ rất tốt trước khi sinh.

Xem ngay: “Mẹ bầu luôn khỏe mạnh nhờ các món ăn tốt cho bà bầu” tại link https://goo.gl/H3E8VD

Đậu phộng và vừng mè

Đậu phộng được thế giới công nhận là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, còn gọi là “quả trường sinh”, “thịt thực vật”, “sữa xanh”. Đông y cho rằng, đậu phộng còn có tác dụng tỉnh tỳ khai vị, lý khí bổ huyết, nhuận phế lợi thủy và kiện não kháng suy…

Khi ăn đậu phộng không nên bỏ lớp vỏ đi, phần vỏ đó là chất lợi huyết. Đậu phộng còn chứa vitamin E và lượng kẽm nhất định, có thể tăng cường trí nhớ, chống lão hóa, sáng nhuận da, cho nên nó có nhiều ích lợi và đảm bảo dung nhan hoàn mỹ cho thai phụ.

Nhưng thai phụ không nên ăn đậu chiên rán, món ăn này làm tăng cholesterol, nên ăn nhiều đồ hầm, vì dinh dưỡng trong thức ăn không bị thiếu hụt, không bén lửa, dễ tiêu hóa.

Vừng có chứa hàm lượng sắt, phốt – pho, canxi phong phú. Đông y cho rằng, vừng mè có công năng bổ sung tinh lực, ích tủy, bổ huyết, bổ gan, ích thận, nhuận tràng, thông sữa, dưỡng tóc, những bà mẹ tương lai trước khi mang thai và trong khi mang thai nên ăn một lượng thích hợp vừng mè có lợi cho cả thai nhi và thai phụ.

Ngô non 

Các bà mẹ tương lai ăn nhiều ngô, vô cùng có lợi đối với sự phát triển đại não của thai nhi. Nhất là ngô non mới, vì trong phôi của nó chứa lượng vitamin E phong phú, có lợi cho việc an thai, tác dụng rất lớn đối với phòng trị sảy thai và thai nhi phát triển không tốt.

Hơn nữa, trong ngô non còn chứa nhiều vitamin B1, loại chất này có tác dụng quan trọng làm biến đổi các loại đường trong cơ thể, có thể thúc đẩy sự thèm ăn, giúp thai nhi phát triển, nâng cao công năng hệ thần kinh, làm cho đại não phát triển hoàn thiện hơn.

Đối với các bà mẹ tương lai ở đầu thai kỳ mà nói, vitamin B6 có trong ngô non có thể phòng ngừa và khống chế phát sinh hiện tượng buồn nôn do thai nghén, tăng cảm giác thèm ăn cho thai phụ, là thực phẩm trợ giúp cho sức khỏe của mẹ và bé.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu về ăn uống

Ăn uống không nên để no đói bất thường

Có thai phụ lo lắng ăn quá nhiều thì thai nhi sẽ quá to, sinh nở không thuận lợi, hoặc lại sợ béo phì sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau khi sinh, nên thường có ý thức ăn uống kiêng kỵ. 

Nếu chất dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể có sự hạn chế, khiến thai phụ suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các chứng bệnh hoặc phát bệnh thời kỳ mang thai, còn khiến cho thể lực giảm sút, không tốt cho sinh nở sau này.

Đồng thời, có những thai phụ lại quen ăn uống nhiều, khiến cho thức ăn ứ trệ trong đường ruột. Một lần ăn quá nhiều, máu trong cơ thể đa phần sẽ tập trung ở trong dạ dày, gây nên máu cung cấp cho thai nhi không đủ, ảnh hưởng đến sự phát sục của thai nhi.

Cũng có thai phụ ăn uống quá lượng trong thời gian dài, như vậy không chỉ tăng thêm gánh nặng cho tràng vị, mà còn dẫn tới hậu quả của thai nhi phát dục quá lớn, sinh khó khi vượt cạn.

Ăn uống không nên dồn dập

Thai phụ khi ăn tuyệt đối kỵ ăn dồn dập. Vì sau khi ăn, cơ thể có thể phải chuyển đổi kết cấu lớn của thức ăn thành kết cấu nhỏ, từ đó có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ. Qúa trình biến đổi này dựa vào các loại men tiêu hóa trong dịch tiêu hóa để thực hiện và hoàn thành.

Khi con người ăn uống quá nhanh, thức ăn nhai không kỹ, sau khi đi vào dạ dày, đường ruột, diện tích tiếp xúc của thức ăn với dịch tiêu hóa sẽ biến đổi từ lớn thành nhỏ dần, có thể arh hưởng đến sự hỗn hợp của thức ăn và dịch tiêu hóa, có một bộ phận dinh dưỡng tương ứng trong thức ăn không thể được con người hấp thụ hết.

Ngoài ra, có khi thức ăn nhai không đủ kỹ, còn khiến cho dạ dày tăng thêm gánh nặng tiêu hóa hoặc tổn thương đến niêm mạc đường tiêu hóa, khiến cho dịch tiêu hóa bị giảm đi, dễ mắc các bệnh về tràng vị.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ bầu có thể xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học và dinh dưỡng. Các bà bầu muốn biết thêm về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu giúp phát triển thai nhi tham khảo tại link https://goo.gl/7bHmt2