Nôn trớ ở trẻ sơ sinh và và những cách phòng bệnh hiệu quả

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh và và những cách phòng bệnh hiệu quả

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh rất hay xảy ra đặc biệt là với các bé dưới 2 tuổi. Vậy nguyên nhân từ đâu và phòng tránh bệnh này ở trẻ nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, nhất là trẻ dưới 2 tuổi, tình trạng nôn trớ rất hay xảy ra. Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con nôn trớ thì tỏ ra rất lo lắng, nhất là khi trẻ nôn vọt thành dòng hay nôn cả ra đường mũi. Tuy nhiên theo các chuyên gia, trẻ em bị như vậy là hoàn toàn bình thường, nguyên nhân có nhiều, có thể do cơ thể trẻ, cổ họng bị vướng, bị ép ăn….

Tuy nhiên, vẫn có 1 số trường hợp xuất phát từ bệnh tật như: do virus dạ dày, đường ruột hoặc nặng hơn do ngộ độc thực phẩm, v.v…

2. Hệ lụy của tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Một trong những hậu quả của nôn trớ mang lại là cơ thể trẻ sẽ bị mất nước vì khi nôn nhiều lần, với lượng lớn, trẻ em rất dễ bị mất nước, so với người lớn, trẻ thường mất nước nhanh hơn. Ba mẹ cần lưu ý khi thấy con có những dấu hiệu sau thì nên xử lý kịp thời cho trẻ: miệng lưỡi khô, mệt mỏi, cáu kỉnh, đi tiểu ít, mỗi lần đi lượng ít, nước tiểu sậm màu…. 

Để ngăn chặn và làm giảm tình trạng mất nước, cố gắng cho bé uống nước từng chút một. Ngay khi uống vào tiếp tục bị nôn, điều đó không có nghĩa là trẻ đã nôn ra hết lượng nước bạn vừa đưa vào. Trẻ sẽ hấp thu một ít lượng nước vừa cho bé uống. Nếu có thể hãy cho bé uống dung dịch bù nước oresol hoặc nước có pha chút muối. Sau khi con nôn trớ, hãy bắt đầu cho bé uống lại ít một, cách vài phút lại cho uống. Cho bé uống đến lúc bé có thể đi tiểu trở lại.

3. Các biện pháp phòng tránh nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

– Chia khẩu phần sữa thành nhiều bữa:

Cách này đơn giản nhưng các mẹ cần lưu ý khi cho trẻ bú ít trẻ có thể chỉ nhận được sữa đầu (chủ yếu cung cấp protein) mà không nhận được sữa cuối (cung cấp nhiều lipid).

Để khắc phục điều này bà mẹ có thể vắt bớt sữa đầu (sử dụng phương pháp bảo quản để cho trẻ uống sau) để đảm bảo trẻ nhận được cả sữa đầu và sữa cuối mỗi bữa ăn của trẻ.

– Bế trẻ đúng tư thế:

Đây là biện pháp nhiều mẹ biết và sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc bế trẻ ở tư thế đầu cao không hẳn đã tránh được việc trẻ nôn trớ do trong khi bú trẻ đã nuốt phải một lượng hơi vào trong dạ dày của trẻ.

Lượng không khí đã làm tăng thể tích chất lỏng và có xu hướng được đẩy lên trên dạ dày. Do đó, bên cạnh việc bế trẻ tư thế đầu cao, các mẹ mẹ cần đẩy hơi ở dạ dày của trẻ ra ngoài trước khi đặt trẻ nằm.

Cách làm: Mẹ cần bế ép bụng trẻ lên vai mình cho đến khi nghe thấy tiếng “ợ” được phát ra.

Bế con đúng cách tránh tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Sử dụng thuốc chống nôn trớ:

Bản chất của thuốc chống nôn trớ là giảm co bóp cơ trơn dạ dày, hạn chế nôn trớ. Thuốc chống nôn trớ không nên sử dụng quá 3 lần trong một ngày (trong khi trẻ ăn rất nhiều bữa). Do đó, các mẹ chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự cho trẻ uống theo lời khuyên của bạn bè, người thân không có chuyên môn để tránh những tác dụng không mong muốn.

– Chuyển chế độ ăn từ lỏng sang đặc:

Sau vài tiếng kể từ lần cuối cùng bị nôn hãy cho bé ăn theo một chế độ ăn lỏng, loãng, chúng sẽ dễ dàng được tiêu hóa hơn, đường ruột dễ hấp thu hơn và không bị quá tải. Có thể cho trẻ ăn cháo loãng, uống nước hoa quả, kể cả cam quýt, hay uống sữa.

Nhiều bậc cha mẹ thấy con nôn, đi ngoài thường kiêng khem quá mức làm trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, thiếu chất dễ dẫn đến mắc bệnh khác.

Một số bà mẹ bỉm sữa có con dưới 6 tháng tuổi nhưng vẫn nôn trớ nên đã vội vàng chuyển sang chế độ ăn đặc hoặc bán đặc như bột/cháo. Điều này có thể giúp cho trẻ giảm được nôn trớ, tuy nhiên đối với trẻ dưới 6 tháng, bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa phát triển, lượng men amilase trong dạ dày chưa đủ để tiêu hóa hết lượng tinh bột trong thức ăn đặc hoặc bán đặc sẽ gây ra những vấn đề tiêu hóa, thậm trí trẻ có thể bị nghẹn do thức ăn đặc hoặc bán đặc.

– Sử dụng tinh bột:

Một số cha mẹ sử dụng bột yến mạch hay bột ngô hòa với sữa công thức dành cho trẻ nhằm hạn chế nôn trớ. Thực chất biện pháp này đã tồn tại nhiều thập kỷ qua ở các nước phương Tây.

Tuy nhiên, chúng vẫn còn một số hạn chế như lượng bột làm đặc sữa gây tắc núm vú, độ đặc của sữa làm trẻ khó nuốt đặc biệt với trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, lượng tinh bột cho vào một cách tùy ý có thể làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng của sữa đã được nghiên cứu tối ưu thậm chí hạn chế quá trình cơ thể hấp thu các vi chất dinh dưỡng.

 Uống nước gừng:

Từ hàng trăm năm nay, ông cha chúng ta thường sử dụng gừng để làm giảm các cơn đau ở dạ dày và đường ruột. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng gừng có tác dụng rất lên dạ dày, đường ruột và hệ thần kinh nhằm kiểm soát các triệu chứng buồn nôn. Có thể sử dụng nước gừng ấm pha loãng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên uống từng chút một.

– Bấm huyệt:

Sử dụng đầu ngón tay ấn mạnh lên huyệt cổ tay và giữ chừng 3 đến 5 phút sẽ hết.

Tư thế bấm huyệt ở cổ tay: dùng ngón tay cái đặt ở mặt trên cổ tay, các ngón còn lại nằm phía dưới. Ấn ngón tay cái với lực vừa phải lên vị trí giữa hai gân lớn ở mặt trong cổ tay. Kỹ thuật này đã giúp những người buồn nôn giảm nôn. Nó tương tự như phương pháp châm cứu Trung Quốc cổ đại. Có thể dùng cách này chữa chứng buồn nôn tạm thời cho trẻ.

4. Những trường hợp nên đến gặp bác sĩ

Trẻ em bị nôn trớ cần được chăm sóc y tế nếu:

– Là trẻ dưới 12 tuần tuổi và nôn nhiều hơn một lần.

– Có biểu hiện mất nước, hoặc cha mẹ nghi ngờ trẻ đã ăn hoặc uống thuốc gì đó gây ngộ độc.

– Có cử chỉ mất tri giác; có sốt cao, đau đầu, phát ban, cứng cổ, hoặc đau dạ dày

– Có cả máu và dịch mật trong chỗ nôn ói, hoặc cha mẹ nghĩ rằng trẻ có thể bị viêm ruột thừa

– Khó thức dậy, nhìn ốm yếu xanh xao, đã nôn ói hơn 8 giờ, hoặc nếu bạn đang lo lắng.

Tham khảo thêm tại đây những thông tin hữu ích khác về chứng nôn trớ, ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.