Những lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn thai nghén

Những lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn thai nghén

Dinh dưỡng cho bà bầu khi bước vào giai đoạn thai nghén là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, giai đoạn này vì nghén dẫn đến việc ăn uống của các mẹ bầu bị ảnh hưởng, mẹ bầu thường không thích ăn, dù trước đó là món mình thích đi chăng nữa. Vậy làm sao để bà bầu vượt qua giai đoạn nghén hiệu quả?

Sau đây là một số lưu ý trong quá trình thai nghén để bà bầu có một thai kì thật sự khỏe mạnh:

Dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn ốm nghén

Người ốm nghén thường sợ cơm và thức ăn mà trước đây họ rất ưa thích nhưng lại rất thích ăn vặt, thích các thức ăn chua và ngọt. Nghén gây cảm giác nôn nao, mệt mỏi, mất ngủ, kén ăn…, thường nặng nhất vào khoảng tuần thứ 8-9 của thai kỳ rồi giảm dần, đến 14-16 tuần thì chấm dứt, thường không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi nên không cần điều trị.

Có 20% phụ nữ bị nghén kéo dài suốt cả thai kỳ. Cũng có một số trường hợp phản ứng mạnh, kéo dài như nôn nhiều gây mất nước và rối loạn điện giải, thậm chí có thể bị tụt huyết áp, lượng nước tiểu giảm… cần phải đến bệnh viện có chuyên khoa sản để được theo dõi và điều trị.

Nhiều bà bầu hay bị nghén cần có chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý

Một số giải pháp khắc phục tình trạng ốm nghén

Yếu tố tinh thần cũng làm tăng hiện tượng nghén. Do đó bạn đừng nên để bị áp lực về việc phải ăn uống cái gì cho tăng cân. Hãy ăn tất cả những gì bạn thấy thích và tự tạo cho mình một trạng thái tinh thần khỏe khoắn, tươi vui. Tránh xung đột hay những tình huống gây stress.

Buổi tối bạn nên đi ngủ sớm. Thai phụ cần ngủ 10-12 tiếng mỗi ngày. Hãy dành ít nhất là nửa tiếng để ngủ trưa, nó sẽ xoa dịu cảm giác và tạo cho bạn nguồn năng lượng mới để tiếp tục công việc vào buổi chiều.

Không ăn quá nhiều trong một bữa chính. Nên ăn khoảng 5 bữa mỗi ngày với lượng vừa phải để không bao giờ quá no hoặc quá đói. Quan trọng nhất là đừng để có cảm giác đói vì khi đó bạn càng dễ buồn nôn. Nên dự trữ vài miếng bánh mỳ khô hoặc bánh quy và một cốc sữa ở đầu giường để phòng đói vào đêm và sáng sớm. Luôn để đồ ăn vặt ở trong túi hay quanh mình để sẵn sàng nhấm nháp khi có cảm giác nôn nao.

Nên uống nhiều nước, tối thiểu 1,5 lít mỗi ngày. Cố gắng uống giữa các bữa ăn chứ không nên uống trong khi ăn.

Nên uống sữa dành cho bà bầu: Bà bầu có thể những loại sữa tốt cho bà bầu với những dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé. Một số thương hiệu sữa bầu được nhiều bà mẹ tin dùng hiện nay là Vinamilk, Anmum,…

Những món ăn giảm nghén

Nên cho gừng vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vì gừng được chứng minh là có tác dụng giảm nôn một cách hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể dùng những thực phẩm từ gừng như bánh mì có vị gừng, nước gừng, trà gừng…

Nước luộc gà và trà thảo mộc cũng có tác dụng tương tự như nước gừng.

Nên bổ sung nước gừng vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Nên ăn nhiều rau quả, bổ sung đầy đủ các loại vitamin để giữ cơ thể được cân bằng. Nếu như bạn không cảm thấy thích ăn uống gì, hãy thử ăn một vài lát hoa quả để lạnh, nước ép trái cây, hoặc kem.

Lạc rang, hạt dưa, trám, ô mai… giúp làm giảm đáng kể cảm giác nôn nao.

Tránh xa những đồ ăn nhiều mỡ, đồ rán, hoặc đồ nhiều gia vị, bởi chúng dễ làm cho bạn buồn nôn.

Dùng thuốc chống nghén: Vitamin B6 được xem là khá công hiệu trong việc giảm triệu chứng nghén. Một số loại thuốc khác cũng an toàn cho phụ nữ mang thai được sử dụng dưới dạng uống, tiêm hoặc nhét hậu môn. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng mà cần hỏi ý kiến bác sĩ. Và thuốc cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không thể làm mất hết các triệu chứng nghén.

Trường hợp nghén quá mức cần nhập viện để truyền dịch hoặc thậm chí nuôi ăn qua tĩnh mạch. Tuy nhiên, trước đó, bệnh nhân phải được khám để loại trừ các bệnh về tụy, dạ dày hay mật.

Giải pháp cho các triệu chứng khó chịu khi mang thai

Khó tiêu, đầy hơi, đau dạ dày, táo bón: Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như rau, hoa quả, tránh chất cay, đồ hộp, rượu, thức uống có ga. Bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ để không quá no. Nên ăn chậm, nhai kỹ, sau khi ăn đừng nằm xuống ngay.

Bạn nên vận động, tập thể dục, nhưng tránh cúi gập lưng. Khi ngủ, hãy lấy gối kê cao đầu và ngực.

Đau lưng: Hãy luôn giữ lưng thẳng khi đứng, ngồi. Muốn nhấc vật gì, hãy ngồi xổm xuống rồi đứng lên, dùng khớp gối chứ đừng cong lưng. Ngồi hay đứng lâu cũng dễ đau lưng nên bạn cần thường xuyên thay đổi tư thế. Bạn không nên đi giày cao gót.

Ngoài dinh dưỡng cho bà bầu thì bà bầu nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lí

Giãn tĩnh mạch chân: có thể chỉ nhẹ ở mức “nổi gân xanh”, cũng có thể đau. Bạn cần tránh nâng vật nặng, thỉnh thoảng nằm xuống cho chân được nghỉ ngơi. Nếu công việc đòi hỏi đứng lâu, bạn hãy đứng một chân và thả lỏng một chân, chân nghỉ đặt cao hơn, thỉnh thoảng đổi chân. Hãy mặc quần áo rộng rãi, hàng ngày dành ít thời gian để tập thể dục.

Giãn tĩnh mạch hậu môn (trĩ): Đừng bao giờ ngồi quá lâu. Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như rau, hoa quả, giảm ăn cay, vận động nhiều cho nhu động mạnh hơn, tránh táo bón. Đừng rặn mạnh khi đại tiện. Khi khó chịu, bạn Có thể chổng mông lên cho đỡ. Khi nằm, nên nằm nghiêng bên trái (để tử cung không đè vào các mạch máu lớn nuôi dưỡng thai), hoặc nếu nằm ngửa thì kê gối dưới mông. Muốn dùng thuốc nhuận tràng hay thuốc bôi hậu môn, bạn cần hỏi bác sĩ.

Chóng mặt, hoa mắt: Cách giải quyết đơn giản là không ngồi dậy hay đứng lên đột ngột mà vận động từ từ để não khỏi thiếu máu. Bạn nên ăn thường xuyên làm nhiều bữa. Hãy tăng cường các thức ăn bổ máu như thịt, cá, trứng, sữa, đậu, rau màu xanh đậm, có thể uống thêm viên sắt. Nếu có lúc cảm thấy muốn ngất, bạn hãy nằm xuống, hoặc ngồi cúi đầu giữa hai đầu gối để máu lên não nhiều hơn. Nếu chóng mặt, hoa mắt kéo dài hoặc bị ngất, bạn cần đi khám.

Khó ngủ: Nên tập thể dục, hoạt động nhiều vào ban ngày. Buổi tối nên để cho tâm trí được nghỉ ngơi, đừng lo lắng. Phòng ngủ thoáng khí giúp bạn dễ ngủ hơn. Hãy chọn một tư thế ngủ phù hợp, nhiều bà mẹ thích nằm nghiêng, kê mình lên một cái gối. Nếu mệt mỏi mà không ngủ được, bạn hãy nằm thư giãn, đừng để mình bứt rứt quá kẻo càng thêm mệt mỏi.

Khó thở: Hãy đứng ngồi thẳng lưng, khi nằm, hãy nằm nghiêng hoặc nếu nằm ngửa thì đặt gối nâng đầu và ngực lên cao. Nếu khó thở kéo dài, bạn nên đi khám.

Chuột rút: Khi bị chuột rút, bạn duỗi thẳng chân rồi từ từ hướng ngón chân về phía trước, cơ sẽ giãn ra. Muốn tránh chuột rút, bạn đừng đứng lâu.

dinh dưỡng cho bà bầu và những cách giúp bà bầu hạn chế bị chuột rút

Cơ quan sinh dục ướt át khó chịu: cố gắng giữ vùng sinh dục khô ráo, nên mặc quần áo lót bằng vải cotton, mặc quần rộng cho thoáng khí. Nếu âm đạo tiết dịch nhiều, bạn hãy lót vải thấm hoặc băng vệ sinh mỏng. Sau khi đi vệ sinh, bạn lau rửa từ phía trước ra phía sau. Nếu dịch âm đạo hôi, có màu vàng, hồng, nâu, hoặc ngứa nhiều ở cửa mình, bạn nên đi khám để được điều trị ngay.

Để có 1 thai kì khỏe mạnh và nhẹ nhàng mẹ nên lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu trên mẹ nhé! Ngoài ra, mẹ nên tham khảo những dưỡng chất thiết yếu cho quá trình mang thai tại đây.