Dinh dưỡng và các loại sữa bầu cho bà bầu đang ở cữ

Dinh dưỡng và các loại sữa bầu cho bà bầu đang ở cữ

Sau sinh, việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mẹ bầu một cách đúng đắn là điều cần thiết. Đây là lúc để mẹ bầu lấy lại sức khỏe sau thai kỳ mệt mỏi, đồng thời, dinh dưỡng và các loại sữa bầu lúc này đóng vai trò quan trọng trong việc có sữa cho bé bú và nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh.

Nguyên tắc ăn uống khi ở cữ

1. Chủng loại thức ăn phong phú, chú ý phối hợp đúng: Sự kết hợp giữa thô và mịn, rắn và lỏng, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa thúc đẩy nhu động đường ruột, tránh táo bón. Vì thế, các mẹ trong những ngày ở cữ không nên ăn uống đầy đủ và uống thêm các loại sữa bầu, không được sai lầm cho rằng sản phụ không được ăn rau xanh, hoa quả.

2. Ăn ít và chia làm nhiều bữa: Các mẹ khi ở cữ một ngày nên ăn 5-6 bữa nhỏ hoặc 3 bữa chính và dùng kèm các loại sữa bầu, bổ sung sức lực khi sinh, đồng thời giúp có nhiều dinh dưỡng tiết ra sữa, nuôi bé. Nhưng cho dù ăn thứ gì cũng cần thích hợp, không nên ăn quá nhiều.

3. Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa: Cho dù là cháo hay cơm đều phải mềm, dễ tiêu hóa. Các loại thịt, rau cũng cố gắng chế biến chín, nhừ. Các loại thực phẩm chiên rán, hoặc có vỏ cứng nên ăn ít.

các loại sữa bầu giúp đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ bầu ở cữ

Những thực phẩm không nên ăn khi ở cữ

Trong tháng ở cữ, có một số thực phẩm cần kiêng, các mẹ nên tuân thủ:

1. Thực phẩm sống, lạnh, cứng không nên ăn: Sau khi sinh, ăn thực phẩm cứng dễ làm tổn thương đến răng, ăn thực phẩm sống dễ bị nhiễm trùng, ăn thực phẩm lạnh sẽ kích thích khoang miệng và đường tiêu hóa, vì thế các mẹ không nên ăn. Khi ăn hoa quả, có thể rửa qua nước ấm.

2. Không nên ăn thực phẩm quá mặn, quá cay, thực phẩm nhiều mì chính: Trong thời gian mang bầu, các thai phụ bị phù chân ở mức độ khác nhau, trong ngày ở cữ nếu ăn quá mặn sẽ không có lợi cho việc giảm sưng phù; mì chính làm giảm lượng kẽm trong cơ thể, dẫn đến thiếu kẽm; ớt xanh, ớt đỏ… những thực phẩm cay nóng cũng làm cho các mẹ nóng trong, làm tăng sự mệt mỏi, vì thế không nên ăn nhiều.

3. Có một số thực phẩm gây tắc sữa, hết sức tránh, ví dụ như trà đại mạch, rau hẹ, lá lốt… cũng không nên ăn.

Thực phẩm thích hợp cho sản phụ

Trong thời gian ở cữ, sản phụ không cần kiêng quá nhiều các loại thực phẩm, sản phụ thích ăn gì có thể ăn cái đó, chỉ cần không ăn quá nhiều là được. Có một số loại thực phẩm đặc biệt thích hợp với các sản phụ.

Trứng gà: trứng gà giàu chất dinh dưỡng, rất dễ tiêu hóa và hấp thụ, rất cần thiết cho việc hồi phục sức khỏe của sản phụ và cung cấp sữa cho bé bú. Có thể chế biến đa dạng: luộc, ốp la, sốt cà chua…

Các loại canh: các loại canh rất dễ tiêu hóa, nhiều nước, rất có ích cho việc bảo vệ đường ruột và thúc đẩy tiết sữa. Hầu hết các loại thực phẩm đều có thể chế biến thành canh được.

Cháo: cháo gạo tẻ, cháo kê, cháo vừng, sản phụ đều có thể ăn. Có thể cho thêm các nguyên liệu khác vào cháo như: thịt gà, thịt bò, chân giò, đậu đỏ để dinh dưỡng càng thêm phong phú.

Các loại sữa bầu: cung cấp đủ năng lượng, canxi, vitamin D và phốt pho…. mỗi ngày sản phụ có thể uống 500ml.

Đường đỏ: đường đỏ giúp bổ máu bổ sắt, là thực phẩm cần thiết trong tháng ở cữ, nhưng không nên ăn nhiều và ăn trong thời gian dài. Ăn trong thời gian dài sẽ dễ béo phì; ăn trước khi sản dịch bài tiết ra hết sẽ có thể làm tăng lượng sản dịch, có thể dùng sau khi sản dịch hết từ 10-15 ngày.

Nước ấm: Sản phụ uống nước ấm mỗi ngày giúp bổ sung lượng nước mất đi khi chảy mồ hôi và phần năng lượng tiêu hao sau sinh. Phương pháp uống đúng cách là uống ít và uống nhiều lần, mỗi lần uống 2-3 ngụm, cách 1-2 tiếng uống 1 lần.

Những chú ý về sinh hoạt khi ở cữ

Sau khi sinh, nếu không nghỉ ngơi tốt, sẽ dẫn đến tình trạng tốc độ hồi phục sức khỏe chậm, lượng sữa sẽ ra ít, vì thế cần tạo điều kiện để sản phụ nghỉ ngơi nhiều hơn.

Trước tiên, không nên làm việc nhà, hãy đặt nghỉ ngơi nên hàng đầu. Bạn nên nhờ người thân hoặc người giúp việc làm việc nhà cho mình, không nên sốt ruột cứ khi con ngủ là vội vã làm việc nhà, tốt nhất nên nghỉ ngơi hoặc ngủ nhiều một chút.

Các loại sữa bầu giúp mẹ bầu đủ sữa ngay từ khi ở cữ

Thứ hai, cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để chăm sóc con. Nếu bé lười bú mẹ, có thể mua một chiếc máy hút sữa, vắt sữa mẹ cho bé bú; Ngoài ra tận dụng các đổ điện trong gia đình như nồi cơm điện, máy làm ấm sữa, bếp từ, nồi áp suất… để giảm bớt gánh nặng việc nhà.

Cuối cùng nên chuẩn bị một số dụng cụ chứa những vật dụng nhỏ dùng cho bé, khi cần có thể lấy ra và cất đi bất cứ lúc nào.

Hãy nhờ mọi người trong gia đình giúp đỡ trong việc chăm sóc em bé và làm việc nhà. Nếu bố không biết chăm sóc hoặc bế bé, mẹ hãy ở bên nhẹ nhàng chỉ bảo, dần dần bố sẽ biết làm.

Sản phụ nghỉ ngơi không có nghĩa là luôn nằm trên giường, khi cảm thấy khỏe hơn, mẹ có thể làm những việc nhẹ nhàng, phù hợp. Sau khoảng 4-6 tuần, mẹ bầu có thể bắt đầu vận động và tập luyện để lấy lại vóc dáng.