Trẻ sơ sinh hay bị trớ và những yếu tố sinh lý khác đi kèm
Trẻ sơ sinh hay bị trớ là triệu chứng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ. Nhưng ngoài trớ sữa ra, dưới đây còn có những biểu hiện sinh lý khác ở trẻ mà ba mẹ nên biết để không hoang mang khi thấy con có một trong những biểu hiện này.
1. Trẻ sơ sinh hay bị trớ thường bị giảm trọng lượng
Theo điều tra về trẻ sơ sinh tại một số thành phổ, cân nặng trong ngày đầu tiên sau khi sinh của 53,3% trẻ sinh non và 71,1 % trẻ sinh đủ tháng có xu hướng giảm so với lúc sinh, cho đến khi được 12 ngày thì vẫn có 33,3% trẻ sinh non và 14,1 % trẻ đủ tháng có cân nặng được phục hồi như lúc mới sinh, quá trình này gọi là quá trình giảm cân nặng có tính sinh lý.
Giảm cân nặng có tính sinh lý có hai biểu hiện: một là trong vòng 3-4 ngày sau khi sinh, sự giảm cân đạt mức thấp nhất và trong 7-10 ngày sau đó đa số sẽ hồi phục được. Hai là, cân nặng giảm dần, và sự hồi phục cũng chậm, có thể phải đến tuần thứ 2 hoặc 3 sau khi sinh thì mời hồi phục được cân nặng như lúc mới sinh. Biên độ giảm cân cũng có phạm vi, trẻ sinh non có thể giảm đến 3,4- 9,6% so với cân nặng lúc mới sinh; biên độ giảm cân của trẻ đủ tháng khá nhỏ, chỉ khoảng 3,0- 5,9% so với cân nặng lúc mới sinh, và thông thường không vượt quá 10%.
Biên độ giảm cân của những bé được sinh lần đầu và sinh trong mùa hè thường rất lớn, biên độ giảm cân nặng của trẻ sinh mổ thì nhỏ hơn biên độ của trẻ được sinh thường. Nguyên nhân chủ yếu của giảm cân sinh lý là giai đoạn đầu sau khi sinh, lượng nước vào cơ thể bé không đủ, hơn nữa lượng nước được đào thải qua da, phổi, dạ dày, ruột lại nhiều và môi trường xung quanh quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể gây ra việc giảm cân; ngoài ra chứng vàng da, lượng nước vào cơ thể giảm và ăn uống không đủ cũng có thể là nguyên nhân gây ra giảm cân sinh lý.
Giảm cân sinh lý sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, nhưng nếu trẻ thường xuyên bị trớ sữa và cân nặng giảm quá nhiều hoặc hồi phục quá chậm thì cần cảnh giác có thể trẻ đang mắc phải một số bệnh lý nào đó, vì vậy nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra.
2. Thế nào là phân su ở trẻ sơ sinh
Đa số trong vòng 12 tiếng sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu đào thải phân, tức là “phân su”, phân su thường có màu xanh đến, dính, không mùi. Phân su được hình thành do khi trong tử cung của người mẹ, thai nhi đã nuốt lông tơ, mỡ thai trong nước ối, chất tiết trong đường ruột; trong ngày đầu tiên sau khi sinh, bé đào thải ra hoàn toàn là phân su, có màu xanh đến, màu tím đến hoặc màu đến, dính và không có mùi.
Sau khi ăn uống bình thường, màu sắc của phân sẽ dần dần nhạt hơn và chuyển sang màu vàng. Nếu được ăn uống tốt, bé bú sữa tốt thì thông thường khoảng 3-4 ngày sau sẽ đào thải hết phân su. Những trẻ uống sữa bò thì mỗi ngày đi đại tiện từ 1-2 lần, nếu sữa được pha hơi loãng thì số lần đại tiện trong một ngày sẽ nhiều hơn một chút, khoảng 4-5 lần/ngày. Nếu trong vòng 24 giờ sau khi sinh mà vẫn không thấy bé đi ngoài phân su, thì cần được bác sĩ kiểm tra ngay, để xem có bất thường hay không, ví dụ hậu môn của bé bị tắc; xem xét xem bụng có bị phình lên không để xác định các bất thường về đường tiêu hóa.
3. Thế nào là đi ngoài sinh lý ở trẻ sơ sinh
Những bé bú sữa thường đại tiện ra phân có màu vàng, đôi khi hơi xanh và khá loãng hoặc mềm như thuốc mỡ có mùi chua và không có bọt. Thường thì số lần đại tiện trong ngày của trẻ sơ sinh khá nhiều, thông thường là 2-5 lần/ngày, nhưng cũng có trẻ đạt 7-8 lần/ngày.
Cũng với tháng tuổi ngày càng tăng thì số lần đại tiện sẽ giảm. Do đó nếu thấy trẻ bú sữa mà đại tiện loãng, số lần đại tiện nhiêu, thì chỉ cần tinh thần bé cảm thấy no đủ, tình trạng bú sữa tốt, chiều cao cân nặng phát triển bình thường thì cha mẹ cũng Không nên lo lắng. Nếu bé uống sữa bột thì thường đại tiện phân có màu vàng hoặc vàng đất, khá khô và cứng như thạch cao và kèm theo có mùi phân thối rất khó chịu.
Nểu lượng đường trong sữa nhiều, thì đại tiện ra phân sẽ hơi mềm, kèm theo có mùi hôi như thịt bị thiu, hơn nữa lượng đại tiện mỗi lần cũng nhiều hơn. Đôi khi trong phân còn có lẫn “váng sữa” màu xám trắng. Mỗi bé có số lần đại tiện trong ngày khác nhau, nhưng cần chú ý nếu mỗi ngày chỉ đại tiện 1-2 lần, nhưng đột nhiên lại tăng lên 5-6 lần thì cần nghĩ đến việc bé đã bị bệnh.
Trên đây là những hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà ba mẹ nên lưu ý để tránh hoang mang, nhất là với những người lần đầu làm ba mẹ. Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây những thông tin hữu ích khác về chứng trớ sữa sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.