Tại sao sao trẻ sơ sinh hay bị trớ, nguyên nhân có phải do cách bồng bế trẻ ?

Tại sao sao trẻ sơ sinh hay bị trớ, nguyên nhân có phải do cách bồng bế trẻ ?

Trẻ sơ sinh là giai đoạn cơ thể con chưa được phát triển hoàn thiện để có thể tự chăm sóc, nên tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào cách chăm sóc của ba mẹ. Trong giai đoạn này, trớ sữa là hiện tượng rất hay xảy ra? Vậy nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ?

Liệu có phải do cách chăm sóc trẻ chưa đúng như việc ẵm con sai tư thế, khiến bé bị ọc sữa? Hãy đi tìm câu trả lời ngay những thông tin bên dưới nhé!

1. Các tư thế bình thường của trẻ sơ sinh

Trạng thái cơ thể và tư thế thông thường của trẻ sơ sinh, người lớn và nhi đồng khác nhau rất rõ, chỉ cần hiểu được thế nào là tư thế bình thường thì mới có thể phát hiện ra những bất thường. Biểu hiện cơ thể của trẻ sơ sinh bình thường là trạng thái nằm co, đối với trẻ được sinh đủ tháng bình thường thì đa số nằm nghiêng một bên, khi nằm nghiêng thì chi trên và chi dưới tạo thành hình cong, nếu đứa bé nằm sấp thì bé sẽ tự động đưa đầu xoay sang một bên chứ không để miệng và mũi bị tắt gây khó hô hấp; nếu ở tư thế nằm ngửa, mặt hướng lên trên thì khi dang cánh tay ra, sau đó thả ra, bé sẽ tự động thu cánh tay lại để ở trạng thái gập như cũ.

Nếu chi dưới của trẻ hoàn toàn duỗi thẳng, có thể là do căng cơ tăng cao; nếu tư thế hai bên người không đối xứng, thì có thể nghĩ đến xem có bị chứng liệt nửa người hoặc tổn hại dây thần kinh hay không. Do vậy, cần chú ý bảo vệ tư thế thông thường của trẻ, không được cầm chặt tay bé, kéo thẳng chân bé, nếu không sẽ khiến bé cảm thấy không thoải mái, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ và cảm xúc của bé. Vì sự cong gập mang tính sinh lý của cột sống trẻ sơ sinh chưa được hình thành, nên khi nằm ngửa thì phần đầu nên tiếp giáp đệm, nếu có khoảng trống thì là biểu hiện của việc căng cơ cổ quá mức và thường gặp ở giai đoạn đầu của trẻ có chúng vàng da.

Với một trẻ khỏe mạnh thì bình thường khi bỏ chăn ra, bị kích thích bởi lạnh các chi sẽ to ra không có quy luật và có động tác như run lẩy bẩy, đây là vận động của trung khu thần kinh dưới lớp vỏ và không phải là ý nghĩa bệnh lý đối với trẻ.

Đầu của trẻ sơ sinh chiếm đến ¼ trọng lượng cơ thể. Trong khi đó, xương cổ của trẻ lại rất yếu và không thể đỡ được cổ. Do đó, với những người lần đầu làm bố mẹ thường tỏ ra lóng ngóng và sợ sệt khi ẵm bế chính con mình từ đó dẫn đến một số trường hợp ba mẹ bế trẻ sai tư thế, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Trong một số trường hợp, ẵm trẻ sai tư thế trong hoặc sau khi cho bé bú sữa sẽ làm bé bị sặc hoặc trớ sữa gây nguy hiểm cho con, nếu không được xử lý đúng và kịp thời. 
 

Bế con sai tư thế là nguyên nhân của việc tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ

2. Cách bế trẻ đúng tư thế

Trẻ từ 0 đến 2 tháng tuổi: 

Bế trẻ sơ sinh luôn nhớ đỡ trọn phần đầu và cổ. Tư thế tốt nhất để bé nằm gọn vào lòng là bế bé từ hướng nằm ngang. Tuyệt đối không dùng hai tay xốc lưng bé thẳng đứng theo tư thế vác vai. Với cách bế này, toàn bộ sức nặng của đầu sẽ dồn xuống và gây nên áp lực đối với cột sống. Hoặc không, cổ của trẻ có thể bị vẹo đột ngột sang một bên, làm ảnh hưởng đến đốt sống cổ vốn còn rất yếu. 

Khi bế cho trẻ ợ hơi, một tay bạn sẽ đỡ cho phần thân trẻ áp vào sát ngực. Tay kia đỡ trọn phần ót và cổ trẻ. Sau khi trẻ ngả vào vai một cách tự nhiên, bạn hơi nghiêng đầu theo chiều trẻ ngả vào để giữ đầu trẻ, đồng thời, bỏ tay đỡ cổ ra và khum bàn tay lại, vỗ nhẹ khoảng 3 đến 5 cái cho trẻ ợ hơi. Khi đã vỗ lưng xong, bạn lại dùng tay đỡ lấy ót đầu và cổ trẻ, xoay theo chiều ngang và bế ở tư thế bình thường. 

Mẹ cần phải bế trẻ đúng tư thế để đảm bảo trẻ bú đủ và hiệu quả. Theo đó, mẹ phải giữ sao cho phần đầu và thân của trẻ nằm xuôi theo một đường thẳng. Lúc này, bụng của trẻ sẽ áp vào bụng mẹ, đồng thời mặt quay vào vú mẹ. Khi bắt đầu bú, mũi trẻ sẽ ở hướng đối diện với núm vú, cằm trẻ sẽ chạm vào vú, môi dưới của trẻ hướng ra ngoài và miệng mở rộng. Để cho bé có điểm tựa, mẹ nên đặt ngón tay giữa, áp út và út tựa vào phía dưới thành ngực, đồng thời dùng ngón tay trỏ nâng vúhơi cao lên. Riêng ngón cái để phía trên cùng. Lưu ý, để các ngón tay tạo một khoảng cách an toàn với núm vú để trẻ ti dễ dàng.

Trẻ từ 3 đến 5 tháng tuổi:

Ở những tháng này, một số trẻ đã có thể ngóc đầu và giữ yên khoảng ít phút. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan bế bé theo hướng thẳng đứng trong thời gian dài vì cấu trúc xương vẫn chưa đạt đến sự hoàn thiện. Tốt nhất nên bế theo hướng nghiêng cho đến khi trẻ thực sự cứng cáp.

Nếu trẻ đã cứng hơn, có thể bế thẳng lưng bằng cách cho trẻ ngồi lên một cánh tay. Tay còn lại sẽ đỡ ngực và cổ của bé sao cho áp sát vào điểm tựa là ngực của bạn. 

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên:

Trẻ lúc này đã có thể tự giữ thẳng cổ. Vì vậy, có thể bế trẻ ở nhiều tư thế khác nhau. Riêng kiểu bế ngang hông nên để đến khi trẻ tròn 1 tuổi, lúc đã hoàn toàn cứng cáp nhằm tránh để lại những tật xấu trong dáng đi sau này của trẻ.

4. Một số chú ý khi bế trẻ sơ sinh

– Tháo hết những trang sức có thể làm trầy xước làn da mỏng manh của trẻ trước khi bế. Dùng hai tay xoa xát vào nhau để tạo hơi ấm trước khi bế trẻ. 

– Nên mỉm cười và trò chuyện với bé khi đưa tay trẻ và thực hiện động tác thật nhẹ nhàng. Khi trẻ khóc, không vì thế mà mất bình tĩnh và bế xốc trẻ lên quá mạnh tay khiến trẻ thêm hoảng hốt. Khi trẻ vừa kết thúc một trò chơi phấn khích, nên bé trẻ một lúc để làm giãn trạng thái hưng phấn này.

– Khi đặt trẻ xuống hoặc bế trẻ lên luôn dùng tay đỡ trọn phần ót và cổ trẻ cho đến khi trẻ tự giữ được cổ. 

– Khi trẻ vừa phấn khích với một trò chơi nào đó, mẹ nên bé trẻ một lúc để làm giãn trạng thái hưng phấn này.