Nôn trớ ở trẻ và những điều cần biết

Nôn trớ ở trẻ và những điều cần biết

Đa số những bậc phụ huynh có con nhỏ đều lo lắng vấn đề nôn trớ ở bé. Khi thấy con quấy khóc không ngừng, nhiều ba mẹ không biết cách xử lý, đã vội vàng cho con uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Điều này rất sai lầm. 

Để giúp con vượt qua chứng nôn trớ, đòi hỏi ba mẹ phải có kiến thức về hiện tượng này ở trẻ. Bài viết sau đây sẽ giúp ba mẹ hiểu đúng và có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé khi bị nôn trớ. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Thế nào là triệu chứng nôn trớ ở trẻ

Triệu chứng nôn trớ hay còn gọi là trào ngược, là dòng chảy của thức ăn từ dạ dày lên miệng. Đây là một phản xạ bảo vệ vì nôn dẫn đến sự tống xuất nhanh chóng chất độc do ăn uống hoặc làm giảm áp lực trong bụng nếu trẻ có bệnh lý tắc ruột . Tình trạng nôn trớ  rất phổ biến và có thể kéo dài đến khi bé được 1 tuổi. Thông thường, đây là dấu hiệu hệ tiêu hóa của trẻ đang phát triển hoặc mẹ đang cho trẻ ăn quá nhiều.

Mọi bé đều nôn trớ, trong đó một số thì khá thường xuyên hoặc thậm chí trong từng cử ăn, cử bú. Bất chấp hiện tượng nôn trớ, nếu trẻ vẫn bình thường, không cảm thấy khó chịu, lớn nhanh và không có vấn đề về hơi thở sau khi nôn trớ, thì đây là tình trạng nôn trớ sinh lý ở trẻ và không cần điều trị. Thông thường các van thực quản thấp hơn thắt chặt lên gấp đôi trong năm đầu tiên, và trong khoảng 4-5 tháng tuổi, tình trạng trẻ bị nôn trớ sẽ giảm dần hoặc mất hẳn.

Ba mẹ nên trang bị kiến thức về nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

2. Biện pháp giúp trẻ giảm nôn trớ

Để giảm tình trạng nôn trớ ở bé, bạn có thể áp dụng một trong những cách sau:

– Bế bé ở một vị trí thẳng đứng trong khi cho bé bú.

– Để bé ợ 10 phút một lần trong khi cho bé bú.

– Đảm bảo các lỗ ở núm ti sữa không quá lớn đối với những trẻ sơ sinh bú bình. Nếu sữa tiếp tục chảy ra khi mẹ lật ngược chai xuống, nghĩa là các lỗ này quá lớn. Mẹ hãy thử thay thế núm với một với một lỗ nhỏ hơn.

– Giữ bé ở tư thế đứng sau khi bú và dùng tay vỗ nhẹ lưng để giúp con ợ hơi. Nếu đặt bé nằm thẳng khi vừa ăn no có thể dẫn đến hiện tượng nôn trớ.

– Tránh cho bé hoạt động quá nhiều ngay lập tức sau khi bú sẽ khiến bé dễ bị trớ.

– Cho trẻ ăn với một lượng ít hơn và chia thành nhiều lần ăn trong ngày. Trung bình 6 lần bú/ngày là thời gian lý tưởng.

Tuy nhiên, mẹ hãy chú ý rằng trong một số trường hợp, tình trạng nôn trớ ở trẻ có thể là dấu hiệu trẻ đang mắc phải một số bệnh lý nào đó. Mẹ hãy đưa bé đi khám nếu phát hiện những dấu hiệu sau:

– Trẻ không tăng cân.

– Trẻ nôn trớ liên tục và mệt.

– Trẻ nôn ra chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng.

– Trẻ không chịu ăn.

– Trẻ đi  ngoài ra máu.

– Trẻ cảm thấy khó thở hoặc có các dấu hiệu bị bệnh khác.

Việc điều trị cho trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích để mẹ áp dụng trong quá trình chăm sóc bé hàng ngày.