Tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi qua 05 tuần đầu tiên
Sự phát triển của thai nhi qua các tuần đầu tiên như thế nào? Cơ thể mẹ đã dần có những thay đổi và biến chuyển gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Tuần mang thai thứ nhất
Những dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ mẹ đang mang thai tuần đầu tiên là:
. Cảm giác mệt mỏi: sau thời gian giao hợp khoảng một tuần sau đó chính là biểu hiện mà hầu hết phụ nữ bắt đầu mang thai đều có. Do giai đoạn này, trứng đã được thụ tinh, cơ thể mẹ bắt đầu quá trình san sẻ nguồn dinh dưỡng với trứng để trứng thụ tinh phát triển thành phôi thai.
. Bầu vú bị căng và đau: Sau khi thụ thai thì các nang tuyết vú bắt đầu phát triển để chuẩn bị cho việc tiết sữa nên bầu vú sẽ hơi đau. Mẹ không cần lo lăng, sau tuần thứ 6 thì dấu hiệu này cũng sẽ biến mất.
. Thân nhiệt tăng: Nội tiết tố Progesteron trong cơ thể sẽ giúp nuôi dưỡng phôi thai và làm nhiệt độ cơ thể tăng 0,5 độ C. Thân nhiệt của mẹ tăng ngay từ tuần đầu tiên thụ thai cho đến khi mẹ mang thai ở tháng thứ 3. Giai đoạn này mẹ chỉ cần uống nhiều nước và tuyệt đối không được uống thuốc, để tránh các trường hợp thai nhi bị dị tật bẩm sinh do thuốc tây.
. Đau đầu: Đây là dấu hiệu hiếm gặp ở phụ nữ mang thai tuần đầu tiên. Dấu hiệu này chỉ xuất hiện ở 20% phụ nữ mang thai. Từ tuần 1 đến tuần thứ 6, mẹ sẽ có cảm giác đầu hơi đau và ong ong. Việc quan trọng nhất trong giai đoạn này là nên nghỉ ngơi và nghe một chút nhạc nhẹ, để giúp mẹ thư giãn và giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
. Ra huyết âm đạo: Đây là đấu hiệu phổ biến nhất và thường xuất hiện vào ngày cuối của tuần đầu mang thai. Do trứng di chuyển vào tử cung để làm tổ, từ đó trứng sẽ chui xuống lớp niêm mạc dày và tạo thành hiện tượng cấy ghép, sinh ra huyết. Một lưu ý nhỏ mà mẹ cần nắm rõ: Huyết âm đạo kèm theo đau bụng không phải là dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên, mà là biểu hiện của bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ nên cần phải đi gặp bác sĩ ngay trong trường hợp này.
. Đi tiểu nhiều hơn: Trong tuần đầu tiên thì mẹ sẽ có cảm giác buồn tiểu nhiều hơn, tần suất đi tiểu trung bình trong một ngày của mẹ là 4 – 6 lần.
. Trễ kinh: Trễ kinh là dấu hiệu mẹ có thể nhận biết rõ rệt nhất. Nếu đã đến thời kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn không thấy thì mẹ có thể dùng sử dụng các phương pháp thử thai để biết được kết quả tốt nhất.
Xem ngay: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo tuần tại link https://goo.gl/z5jHci
Tuần mang thai thứ 2
Quãng thời gian từ ngày thứ 8-14 của kỳ kinh cuối là tuần thứ 2 mang thai, dưới sự kích thích của nội tiết tố, buồng trứng ngày càng to ra, đường kính trước thời kỳ phóng noãn hơn 18mm, nội mạc tử cung cũng dày dần lên, đến trước khi rụng trứng có thể dày 8 – 10mm.
Vào khoảng ngày thứ 14-16 của vòng kinh, dưới sự kích thích của nội tiết tố trong huyết dịch, nang noãn vỡ ra, noãn được thoát ra khỏi nang và nằm trên mặt của buồng trứng, noãn từ buồng trứng được phóng ra ngoài, tức phóng noãn.
Thời gian 3 ngày trước và 1 ngày sau khi phóng noãn gọi là thời kỳ phóng noãn, sau khi trứng được phóng ra có thể sống từ 12 – 14 tiếng trong cơ thể, còn tinh trùng lại có thể sống từ 20 – 72 tiếng trong cơ thể.
Nếu sinh hoạt tình dục trong thời kỳ phóng noãn, tinh trùng từ cơ quan sinh dục nam tiến vào âm đạo, tiến qua cổ tử cung vào buồng tử cung, rồi tiến sâu vào vòi trứng và gặp noãn ở 1/3 ngoài vòi trứng thành trứng thụ tinh, quá trình này chính là quá trình thụ tinh.
Phụ nữ trước thời kỳ mang thai có trên 6 triệu nang noãn, khi em bé ra đời, số’ lượng các nang noãn giảm xuống chỉ còn khoảng 150.000 – 500.000, vào tuổi dậy thì, số lượng nang noãn giảm xuống chỉ còn khoảng 40.000 đến thời kỳ sinh chỉ có 300 – 400 nang noãn trưởng thành, và được phóng ra ngoài.
Thông thường thì trứng được luân lưu phóng ra từ hai vách buồng trứng, và mỗi tháng chỉ phóng ra một trứng. Trứng chín có đường kính khoảng 0,15 – 0,20mm, sau khi noãn được phóng ra từ buồng trứng, được loa vòi trứng hút lấy, nhờ sự nhu động của vòi trứng và sự cử động của nhung mao vòi trứng, tinh trùng gặp noãn và thụ tinh.
Còn nam giới trước tuổi dậy thì sản sinh ra tinh bào trưởng thành được gọi là tinh trùng, và quá trình sản sinh tinh trùng diễn ra liên tục cho tới già, không bị hạn chế về số lượng, trải qua quá trình phức tạp khoảng 61 ngày, tinh bào mới thành tinh trùng.
Tinh trùng có hình dạng giống con nòng nọc, mỗi lần phóng tinh khoảng 3 – 5ml tinh dịch, trong 1ml tinh dịch có chứa 40 – 100 triệu tinh trùng, tinh trùng vào trong cơ thể người nữ có khả năng thụ tinh trong vòng 72 tiếng, nó đi qua cổ tử cung, buồng tử cung, gặp noãn ở vòi trứng và thụ tinh. Trong thời kỳ phóng noãn (rụng trứng) có khoảng 25% phụ nữ có cảm giác đau bụng dưới, lúc này nhiệt độ cơ thể ở mức thấp nhất, nên chú ý giữ gìn kẻo bị cảm cúm.
Tuần mang thai thứ 3
Tuần mang thai thứ 3 chỉ quãng thời gian từ ngày 15 – 21 tính từ kỳ kinh cuối, cùng tức là tuần thụ tinh đầu tiên, lúc này thai nhi được 1 tuần tuổi.
Sau khi thụ tinh, trứng thụ tinh tiếp tục phân chia và di động về hướng buồng tử cung nhờ sự nhu động của vòi trứng và nhung mao niêm mạc tử cung. Vào ngày thứ 3 sau khi thụ tinh, trứng phát triển thành phôi đầu gồm 16 tế bào, vào ngày thứ 6, 7 kể từ khi phóng noãn, phôi đầu dần phát triển thành phôi nang, và bắt đầu làm tổ.
Một số phụ nữ khi trứng thụ tinh làm tổ sẽ thấy ra khí hư có dính tơ huyết hoặc chấm huyết, lúc này nhiệt độ ôn cơ thể cao hơn bình thường. Lúc này phôi thai rất nhỏ, chỉ là một đám tế bào, nếu nhìn bằng mắt thường, phôi thai chỉ to bằng đầu kim, chẳng giống gì thai nhi cả, nhưng các tế bào mầm này phát triển rất nhanh, trong tuần này, phôi thai dài khoảng 0,15 – 02mm. Và tuy nhỏ bé vậy, nhưng giới tính và gen di truyền của thai nhi đã được hình thành, và không ngoại lực nào có thể can thiệp thay đổi được.
Trong tuần này, thai phụ không cảm thấy được sự biến đổi của cơ thể; ngực vẫn chưa to, cơ thể thì vẫn vậy, chưa thấy xuất hiện triệu chứng nôn oẹ, hay phản ứng thai sớm. Vì chưa đến ngày kinh nên rất nhiều người không ý thức được là mình đã mang thai.
Và cũng vì chưa có biểu hiện lâm sàng nào cả nên dù bạn quay trở lại sau 1 – 2 tuần nữa. Nhưng nếu bạn kiên trì đo nhiệt độ cơ thể, bạn sẽ thấy nhiệt độ tăng liên tục, và tăng ổn định trong 2 tuần liền thì các bác sĩ sẽ dựa vào biểu đồ nhiệt cơ thể đoán định bạn đã có thai. Cách đo nhiệt độ cơ thể như sau:
Sáng sớm sau khi tỉnh dậy, nằm bất động trên giường, không ăn, không uống, lấy cặp nhiệt độ cặp trong thời gian 5 phút, rồi mới ra khỏi giường ghi lại số đo, làm như vậy tròn hai tuần sau khi phóng noãn, bạn sẽ phán đoán được là mình đã mang thai hay chưa.
Xem ngay: Mẹ bầu luôn khỏe mạnh nhờ các món ăn tốt cho bà bầu tại link https://goo.gl/HA6BmG
Tuần mang thai thứ 4
Tuần mang thai thứ 4 cũng chính là lúc thai nhi được 2 tuần tuổi, tức quãng thời gian từ ngày thứ 22 – 27 của kỳ kinh cuối.
Sau khi trứng thụ tinh làm tổ, nội mạc tử cung phát triển đầy đủ, vừa dày dặn vừa đầy huyết quản, tiện cho phôi thai phát triển và cung cấp dinh dưỡng cho phôi thai. Trứng thụ tinh phân hoá rất nhanh vào ngày 5 – 6 sau khi thụ tinh, có thể biệt hoá thành ba phần là lá thai ngoài, lá thai giữa và lá thai trong.
Trải qua sự phát triển của thai nhi qua các tuần 1,2,3 cho đến tuần thứ 4 thì chúng sẽ phát triển thành các cơ quan và bộ phận tương quan, lá thai trong hình thành hệ tiêu hoá và hệ hô hấp (dạ dày, ruột, gan, tuỵ và tuyến giáp tạng); lá thai giữa hình thành hệ thống xương cơ, tổ chức liên kết, hệ tuần hoàn và hệ tiết niệu; lá thai ngoài hình thành hệ thông thần kinh (não), da và tóc. Lúc này em bé của bạn còn rất, rất nhỏ, chỉ khoảng 1mm, nhưng đã hình thành các cơ quan của cơ thể.
Vào thời điểm này, cơ thể của bạn chưa có bất cứ biến đổi gì, cân nặng cũng chưa tăng, nhìn từ ngoài không ai nhận biết được là bạn đang mang thai, nhưng nhiều phụ nữ sẽ cảm thấy đau râm ran ở bụng dưới, như sắp có kinh, còn thường thì hầu như không có phản ứng gì, nhiệt độ cơ thể duy trì ở mức cao, không hạ.
Thời kỳ tế bào phân hoá nhanh nhất ở thai nhi chính là thời kỳ trứng thụ tinh làm tổ. Tỷ lệ tử vong của trứng thụ tinh trong vòng 1 tuần sau khi thụ tinh là 50%. 0 tuần lễ thứ 3 tuy đã khoẻ hơn nhưng các bộ phận của thai nhi lúc này rất dễ bị môi trường tác động gây nên dị tật, bởi vậy, trong thời kỳ này, phụ nữ mang thai nên tránh mọi sự kích thích đến từ bên ngoài.
Tuần mang thai thứ 5
Đến tuần mang thai thứ 5, thai nhi được 3 tuần tuổi và là quãng thời gian từ ngày thứ 29 – 35 tính từ kỳ kinh cuối.
Lúc này sự hình thành và phát triển của thai nhi vẫn rất bé, chỉ dài khoảng 1,25mm. Bao quanh thai nhi là màng iốt, túi noãn hoàng, khoang ối, khoang cơ thể ngoài phôi – phôi nang, có kích cỡ khoảng 2 – 2,5mm. Nếu thụ thai trong tử cung, siêu âm có thể thấy phôi nang nhưng vẫn chưa trông thấy phôi thai.
Nhưng phôi thai đã có một bộ não đơn giản, xương sống và hệ thần kinh, tim bắt đầu phát triển, phôi thai vẫn là một cá thể độc lập chưa liên kết với cơ thể mẹ. Nhau thai đã sơ bộ hình thành, phổi nang nặng khoảng 4g, tương đương với một miếng đường. Do hệ thần kinh trung ương (não bộ) và cơ thịt, xương cốt bắt đầu phát triển, nên thai nhi đã hình thành khung xương cơ bản.
Cơ thể người mẹ đến lúc này bắt đầu cảm nhận được một vài biến đổi. Nhưng sự phát triển của thai nhi theo tuần thứ 5 vẫn biến đổi chưa lớn lắm nên người khác khó có thể phát hiện được những thay đổi này ở bạn, nhưng qua một số xét nghiệm, bạn có thể biết chắc là mình đã mang thai.
Đầu tiên bạn sẽ thấy nhiệt độ cơ thể của bạn luôn ở mức cao và đã quá ngày thấy kinh 1 tuần mà vẫn chưa thấy; thứ ba là sau khi mang thai, nhau thai bắt đầu bài tiết HCG, loại hormon này có thể xét nghiệm thấy sau 10 ngày có kinh, nếu kiểm tra HCG qua nước tiểu hay máu đều cho kết quả dương tính.
Thứ tư là nhiều người cảm thấy nôn nao buồn nôn hoặc ói mửa. Triệu chứng thứ năm khi mang thai là dễ mệt mỏi, kéo dài đến sau tháng thứ 3 mới có chuyển biến khả quan. Dấu hiệu tiếp theo là thai phụ dễ mệt, đầu vú thâm, quầng vú to lên…
Đây là quá trình hình thành và phát triển của thai nhi quan trọng nhất để hình thành nên các cơ quan, bộ phận phát triển của phôi thai. Do đó thai phụ nên tránh xa virus, vi khuẩn, thuốc, tia phóng xạ và hóa chất, tránh làm tổn hại đến sự phát triển các tổ chức cơ quan của phôi thai gây dị dạng ở thai nhi.
Mẹ thấy đấy, giai đoạn đầu thai kỳ cực kỳ quan trọng để sự phát triển của thai nhi qua các tuần đầu cũng như các tuần tiếp theo được diễn ra thuận lợi. Để sự phát triển của thai nhi tốt nhất thì mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Những dưỡng chất quan trọng và cần thiết giúp mẹ khỏe và thai nhi phát triển toàn diện là những gì mẹ cần lúc này.
Và lúc này, sữa bầu chính là sự lựa chọn tuyệt vời mà mẹ có thể lựa chọn cho cả mẹ và bé. Với hương vị thơm ngon và dễ uống, Dielac Mama Gold của Vinamilk tự hào mang đến cho mẹ một nguồn dinh dưỡng dồi dào để đảm bảo một thai kỳ khoẻ mạnh và giúp bé phát triển toàn diện nhất về sau. Uống 02 ly sữa mỗi ngày chính là cách giúp trẻ tăng cường những dưỡng chất quan trọng và thiết yếu để giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi và hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi trong suốt thai kỳ.