Những điều cần biết về nôn trớ

Những điều cần biết về nôn trớ

Vào những tháng đầu sau khi sinh, trẻ thường hay có biểu hiện nôn trớ sau mỗi lần bú. Khi trẻ được 8 tháng tuổi thì hiện tượng này mới tạm ngừng. Tuy nhiên, khi trớ sữa sinh lý, do nhìn thấy những bã nôn của mình khiến bé hoảng sợ, khóc thét, làm ba mẹ lo lắng.

Vì thế, dưới đây là những thông tin về nôn trớ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về triệu chứng này ở trẻ, tránh tâm lý hoang mang khi thấy con bị trớ.

1. Thế nào là nôn trớ ở trẻ nhỏ

Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ có thể do sinh lý và tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Có khi nôn trớ là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa  như trào ngược dạ dày thực quản, có thể  là triêu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân,v.v…

Trẻ bú sữa qua miệng vào ống thực quản rồi xuống dạ dày, ở đây được dạ dày co bóp trộn lẫn dịch vị để tiêu hóa một phần, còn xuống ruột non sẽ được tiêu hóa hoàn toàn. Van tâm vị là một van ở ngay cửa vào dạ dày tiếp giáp với thực quản, còn môn vị là cái van ở ngay cửa ra của dạ dày tiếp giáp với ruột non.

Ở trẻ nhỏ, tư thế nằm là chính nên dạ dày nằm ngang, lại ở cao, khi biết đi dạ dày mới đứng dọc, hệ thần kinh lại chưa hoàn chỉnh, các cơ còn yếu, lại hoạt động không nhịp nhàng đặc biệt là van tâm vị. Các cơ ở van môn vị phát triển hơn lại hay đóng chặt do bị kích thích sau bữa ăn nên trẻ hay bị trớ.

Ngoài ra, cũng do lớp cơ chưa phát triển nhiều nên dạ dày trẻ dễ bị biến dạng sau ăn hoặc phình lên khi nuốt phải hơi. Bình thường dung tích dạ dày trẻ sơ sinh là 30-35ml, lúc 3 tháng là 100ml, lúc một tuổi là 250ml, do vậy mỗi lần trẻ bú chỉ nên với mức vừa phải. 

Nôn trớ kèm nóng sốt là triệu chứng bệnh lý cần đưa trẻ đến bác sĩ

2. Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ

– Thói quen ăn uống: Trẻ sơ sinh thường có biểu hiện bú mút tự nhiên, những người lần đầu làm mẹ thường chủ quan và nghĩ con sẽ tự ngừng bú khi no. Nhưng thực chất cho trẻ bú 30 phút là mẹ đã có thể chủ động ngừng cung cấp sữa cho con. Nếu bú lượng sữa quá nhiều sẽ khiến bé bị ọc sữa nhanh chóng sau khi bú. Một điều khác nữa, đó chính là dạ dày của trẻ không lớn và chưa phát triển hoàn thiện, khi trẻ ăn quá nhiều, hoặc nằm ngửa khi ăn cũng có thể gây nôn trớ. Với những trẻ bú bình, lỗ trên núm vú quá nhỏ khiến trẻ phải dùng nhiều lực để hút cũng sẽ gây nôn trớ.

Trẻ nuốt nhiều không khí: Thực quản của trẻ sơ sinh tương đối ngắn, vì thế nếu bú quá nhanh, trẻ sẽ nuốt thêm nhiều khí vào bụng và xảy ra hiện tượng nôn trớ. Chưa kể là ti không ngập hết sữa, trữ khí khiến trẻ nuốt 1 lượng khí không cần thiết vào dạ dày.

– Trẻ bị nhiễm trùng: Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng đường ruột sẽ khiến trẻ hay có hiện tượng nôn trớ. Tất cả những hiện tượng nhiễm trùng như viêm rốn, nhiễm trùng da, viêm màng não, nhiễm trùng máu… cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa và khiến trẻ có phản xạ ói mửa.

– Bé nuốt phải nước ối: Hiện tượng trẻ nuốt phải nước ối khi còn ở trong bụng mẹ là khá phổ biến. Trẻ sơ sinh sẽ nôn ra chất nhầy có bọt. Lúc này không nên cho trẻ ăn ngay để tránh phản xạ của cơ thể là tiếp tục nôn.

– Phản ứng với thuốc: Trẻ sơ sinh thường phản ứng mạnh với những thuốc có vị đắng, chính vì thế hiện tượng ói mửa của trẻ khi uống thuốc cũng khá phổ biến.

– Trẻ bị táo bón: Bị táo bón cũng có thể khiến trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa và trẻ thường sẽ nôn ra những gì mình ăn được trong thời gian này. Các ông bố bà mẹ cũng không nên lo lắng vì khi trẻ đi cầu trơn tru lại thì hiện tượng nôn mửa cũng không còn nữa.

Trẻ bị xuất huyết bao tử: có thể là do chảy máu dạ dày, vì thế khi trẻ nôn lúc này sẽ có màu nâu hoặc đỏ tươi.

Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm tại đây những cách giúp chống nôn trớ cho con.