Thực đơn ăn dặm kiểu nhật: Tìm hiểu các món ăn và phương pháp ăn dặm cho con

Mẹ đã từng nghe qua thực đơn ăn dặm kiểu Nhật lần nào chưa? Phương pháp này đã được khá nhiều mẹ ở Việt Nam áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các món ăn dặm kiểu Nhật qua bài viết sau đây nhé!

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Từ lâu, người Nhật nuôi con ăn dặm theo một phương pháp khoa học khá đơn giản và dễ thực hiện. Trẻ em Nhật Bản đều được tập ăn theo thực đơn ăn dặm cho bé này. Nhật Bản là quốc gia châu Á, lương thực chủ yếu của người Nhật là lúa gạo, thức ăn của họ cũng được chế biến từ cá, thịt, trứng, rau, củ, quả… Do đó, có thể nói thực đơn ăn dặm kiểu nhật dễ áp dụng với người Việt Nam.

Mẹ nên cho bé ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần, từ từ trong thời gian ngắn để bé không bị chán. Trong quá trình ăn dặm, ngoài việc tập ăn thức ăn, bé còn được học kỹ năng nhai. Đây là một kỹ năng quan trọng giúp bé biết ăn thức ăn thô đồng thời tiêu hóa tốt thức ăn.

Ngoài ra, bé còn được học kỹ năng bốc thức ăn bằng tay, ghim thức ăn bằng nĩa, xúc bằng muỗng. Khi đó, bé sẽ cảm thấy rất thú vị với bữa ăn của mình hơn.

Vì được tập ăn từng bước một cách khoa học nên bé có thể ăn được nhiều loại thức ăn từ cá, gà, bò, heo, trứng, tôm cho đến các loại rau, củ, quả. Bé được tập ăn cháo trắng với thức ăn riêng nên bé biết phân biệt mùi vị của từng loại thực phẩm. Từ đó bé biết mình thích món nào và không thích món nào một cách rõ rang.

Lên một tuổi, bé bắt đầu được tập ăn cơm nát rồi ăn cơm. 15 tháng tuổi, bé ăn được cơm và thức ăn gần như người lớn. 18 tháng tuổi bé có thể tự mình xử lý một phần suất ăn. Vai trò của người mẹ lúc này chỉ là hỗ trợ thêm đôi chút. Do đó, các bà mẹ Nhật không quá vất vả trong việc ăn uống của con cũng như xây dựng một thực đơn ăn dặm cho bé.

Phương pháp ăn dặm truyền thống và phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm truyền thống

Đây là phương pháp rất phổ biến với các mẹ Việt Nam để chọn ra các món bột ăn dặm cho bé. Lúc bắt đầu ăn dặm, các bé sẽ ăn bột xay chung với thức ăn rau củ, thịt, cá nhuyễn. Đến khi mọc răng, bé sẽ đổi sang ăn cháo kèm thức ăn xay nhuyễn.

Ưu điểm:

Bé dễ tăng cân do có thể ăn số lượng nhiều ngay từ những ngày đầu.
Thức ăn xay nhuyễn nên “dễ chịu” với hệ tiêu hoá của bé
Không mất nhiều thời gian chế biến, công thức đơn giản, phù hợp với những mẹ bận rộn.
Dễ được sự chấp nhận và ủng hộ từ gia đình

Nhược điểm:

Có thể ảnh hưởng khả năng ăn thô của bé do ăn quá nhiều thức ăn nhuyễn, khiến phản xạ nhai và nuốt cho bé kém hơn.
Ăn nhiều nguyên liệu một lúc nên mẹ khó phát hiện được bé bị dị ứng với loại thức ăn nào.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

  • Độ thô của thức ăn được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.
  • Khuyến khích không trộn chung nhiều loại thức ăn.
  • Ăn với số lượng vừa phải
  • Khi ăn đặt bé ngồi ghế không rong rẩy nhưng mẹ vẫn phải bón cho bé ít nhất đến 12 tháng trở đi.

Ưu điểm:

  • Ưu điểm tuyệt vời nhất của thực đơn ăn dặm kiểu Nhật là: Bé có thời gian làm quen với từng vị thức ăn cũng từ đó bố mẹ phát hiện bé có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào.
  • Bé được tập ăn thô để tạo phản xạ nhai và nuốt cho bé ở các giai đoạn khác nhau.
  • Khẩu phần và các món bột ăn dặm cho bé phải phù hợp với giai đoạn phát triển của bé.
  • Mẹ có thể chế biến thức ăn và trữ đông mà vẫn đảm bảo được mùi vị và chất lượng thức ăn, giúp mẹ nhàn hơn và chủ động hơn trong ăn uống
  • Các món ăn của con đa dạng, đầy đủ nhóm chất, được thay đổi thường xuyên ở các giai đoạn khác nhau.

Nhược điểm:

Nói gì thì nói thức ăn trữ đông, không thể thơm ngon như thức ăn chế biến ngay được.
Con ăn số lượng không nhiều như ăn truyền thống cũng có thể không tăng cân mạnh như phương pháp truyền thống ở giai đoạn đầu.
Không phải gia đình nào cũng ủng hộ các mẹ chăm con theo phương pháp này.

Khi nào mẹ nên cho bé ăn theo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật?

Khi đến thời điểm cho bé ăn dặm, mẹ sẽ không quên tìm kiếm mọi thông tin về quá trình ăn dặm của bé. Tuy nhiên, quá nhiều thông tin có thể khiến mẹ hoang mang, lo lắng không biết thực – hư, đúng – sai như thế nào. Mẹ đừng lo, chúng tôi sẽ tổng hợp giúp mẹ các thông tin cần thiết để mẹ tự tin chăm bé thật tốt nhé. Giờ thì cùng điểm qua những sai lầm phổ biến dưới đây xem mẹ có mắc phải không nào?

Sai lầm thông thường là khi chọn thời điểm cho bé ăn dặm. Nhiều mẹ nôn nóng nên cho bé ăn quá sớm, hoặc vì thấy bé nhẹ cân cũng quyết định cho bé ăn dù chưa đủ 6 tháng. Mẹ biết không, thời điểm này hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé chưa phát triển đủ để xử lý và dung nạp những nguồn thức ăn mới mẻ, nếu mẹ cố gắng cho bé ăn sớm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của bé sau này.

Ngược lại, một số mẹ lại cho bé ăn quá trễ, điều này có thể dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng ở bé, do giai đoạn này bé cần nhiều nguồn dinh dưỡng phong phú để đáp ứng cho các nhu cầu phát triển thể chất của mình. Do đó, thời điểm tốt nhất để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi.

Khi bắt đầu ăn dặm mẹ nên cho bé ăn bột vị ngọt vì lúc này bé vẫn quen thuộc với vị sữa nên dễ chấp nhận hơn. Mẹ có thể chọn bột ăn dặm RiDIELAC Gạo Sữa giúp bé dễ làm quen và đồng thời cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu như Lysin, chất xơ hòa tan Inulin và Vitamin nhóm B giúp hỗ trợ phát triển thể chất toàn diện.

Phân loại thức ăn theo tháng tuổi

Bảng các loại thức ăn dưới đây giúp mẹ dễ chọn các loại thức ăn phù hợp với tuổi của bé trong thời kỳ ăn dặm, kể cả mẹ không áp dụng theo bí quyết ăn dặm cho bé kiểu Nhật. Từ giờ, các mẹ không còn lo bé bị dị ứng thức ăn, “Tào tháo đuổi” hay táo bón nữa nhé!

* Vàng (tượng trưng cho nhóm năng lượng):

5 – 6 tháng: Cơm, cháo loãng, chuối, khoai tây, khoai lang
7 – 8 tháng: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm : Khoai sọ, bún, bánh phở, ngũ cốc ăn sáng, ngô nghiền, yến mạch.
9 – 11 tháng: Tất cả các món của giai đoạn trước thêm: Bánh quy, mỳ Ý.
12 tháng trở lên: Tất cả các món của giai đoạn trước

* Xanh (tượng trưng cho nhóm Vitamin và khoáng chất)

5 – 6 tháng: Táo, cà rốt, cà chua, su hào, rau chân vịt, dâu, súp lơ, bắp cải, ớt đỏ
7 – 8 tháng: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm: Hành, dưa chuột, đậu bắp, ớt xanh, măng tây, xà lách
9 – 11 tháng: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm: Nấm, tảo biển, rong biển
12 tháng trở lên: Tất cả các món của giai đoạn trước

* Đỏ (tượng trưng cho nhóm chất đạm & chất béo)

5 – 6 tháng: ½ lòng đỏ trứng luộc, sữa chua không đường, bột đậu nành, fomai, bơ, cá cơm, cá trắng, đậu phụ, sữa đậu nành.
7 – 8 tháng: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm: Đậu đỏ, cá hồi, cá ngừ, trứng, đậu phụ, nội tạng (gan gà), trứng chim cút (từ 8 tháng)
9 – 11 tháng: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm: Mực, cá, sò điệp, thịt bò, hào, đỗ.
12 tháng trở lên: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm: Tôm, thịt lợn, mực nguyên con, cá ngừ, bạch tuộc, nạc mỡ lẫn lộn

Các món cháo ăn dặm dành cho bé

Dưới đây là thực đơn ăn dặm kiểu Nhật mà mẹ có thể tham khảo:

1/ Cháo sườn – Hột gà (1 chén cho 200 calo)

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)
  • Sườn non heo: 3 – 4 miếng
  • Hột gà: 1 lòng đỏ
  • Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)
  • Nước: 250ml (1 chén đầy)
  • Nước mắm: Một ít

Cách làm: Gạo tẻ ngâm 30 phút. Sau đó cho gạo và sườn heo vào nước nấu sôi. Lấy 1 lòng đỏ hột gà đánh tan, chế từ từ vào cháo. Múc cháo ra chén, để nguội, thêm dầu ăn vào khuấy đều.

2/ Cháo óc heo – đậu Hà Lan (1 chén cho 229 calo) cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)
  • Óc heo: 30g (1/4 óc heo – 2 muỗng canh)
  • Đậu Hà Lan: 30g (2 muỗng canh đầy)
  • Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)
  • Nước mắm: Một ít

Cách làm: Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút. Nấu sôi gạo với nước và đậu Hà Lan đã ngâm bóc vỏ. Việc thực hiện tiếp theo như sau: Óc heo cần phải được bỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước cho vào cháo đã chín. Sau đó, để sôi lại từ 2 – 3 phút và cho nêm ít nước mắm nhưng nên nêm nhạt hơn khẩu vị của bạn và gia đình. Bạn có thể thêm hành ngò nếu thích. Cho cháo ra chén và thêm dầu ăn khuấy đều.

3/ Cháo gan gà – Khoai lang bí cho bé

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)
  • Gan gà (hoặc gan heo): 30g (2 muỗng canh)
  • Khoai lang bí: 20g (1 miếng cỡ chiếc hộp quẹt)
  • Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)
  • Nước mắm: Một ít

Cách làm:

Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút, nấu sôi với 1 chén nước đầy. Tiếp theo cần phải lạng hết màng xơ của gan gà rồi băm nhuyễn. Khoai lang cần được hấp chín ngay sau đó, tán nhuyễn với vài muỗng nước cháo. Cho gan và khoai lang vào cháo chín, nấu sôi trong vòng 2 – 3 phút. Nêm ít mắm nhạt hơn khẩu vị của bạn. Cho hành ngò cắt nhuyễn nếu bé thích. Đổ cháo ra chén và thêm dầu ăn khuấy đều.

4/ Cháo cật heo – cải trắng cho bé 9 tháng tuổi

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)
  • Cật heo: 30g (1/3 cái cật heo)
  • Cải trắng (cải bắc thảo): 30g (3 muỗng canh)
  • Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)
  • Nước: 250ml (1 chén đầy)
  • Nước mắm: Một ít

Cách làm: Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút. Nấu sôi gạo với nước thành cháo. Cật heo băm nhuyễn, cảo bắc thảo xắt nhuyễn. Cho thêm hành ngò xắt nhuyễn nếu  bé thích. Múc cháo ra tô, thêm dầu ăn khuấy đều. Những loại trái cây giàu vitamin A có sẵn trong gia đình bạn

Chúng tôi vừa chia sẻ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho các mẹ tham khảo, chúc mẹ thành công!

Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Xem thêm về thực đơn ăn dặm cho bé 4-6 tháng: 

https://vinamilk.com.vn/the-gioi-an-dam/an-ngon-lanh/nhung-anh-huong-khong-tot-khi-ap-dung-thuc-don-dam-cho-4-6-thang-tuoi/

Xem thêm  về thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

https://vinamilk.com.vn/the-gioi-an-dam/an-ngon-lanh/thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi/

Xem thêm về thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

https://vinamilk.com.vn/the-gioi-an-dam/an-ngon-lanh/thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi/