Những cách phòng tránh ọc sữa cho trẻ

Những cách phòng tránh ọc sữa cho trẻ

Ọc sữa từ lâu đã trở thành hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, hầu như đứa trẻ nào trong giai đoạn này cũng không thể tránh khỏi triệu chứng này. Mỗi lần ọc sữa, các con thường hoản loạn, quấy khóc, khiến cha mẹ không khỏi lo lắng.

Với những người dày dặn kinh nghiệm đôi khi cũng khá bối rối trước tình trạng này. Vì vậy, bài viết này sẽ giới thiệu một số cách cho các ông bố, bà mẹ bỉm sữa hạn chế tối đa hiện tượng ọc sữa cho con. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Chia nhỏ các lần bú:

– Không ép trẻ bú quá nhiều sẽ khiến trẻ sợ hãi khi thấy sữa và sẽ sinh ra chứng biến ăn.

– Chia các lần bú thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để bảo đảm đủ số lượng dinh dưỡng cần thiết. So với những bé lớn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Nên bú ít nhưng chất lượng, còn hơn bú nhiều sữa trong 1 lần sẽ dễ khiến con nuốt hơi, ọc sữa.

– Khi phát hiện bé đang nằm trào ngược thì bạn nên chạy đến và quay mặt bé nghiêng qua trái hoặc phải để sữa trào ra ngoài, tuyệt đối không ẵm sốc bé lên sẽ làm dịch nôn tràn vào phổi gây nguy hiểm cho bé.

2. Giúp trẻ ợ hơi sau khi bú

– Trẻ trong khoảng 1 đến 2 tháng tuổi hệ thống tiêu hóa còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Khi bú trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no, sau đó nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa.

– Bé bú xong một phần, mẹ nên bế bé ngồi, đồng thời vỗ nhẹ hoặc vuốt nhẹ lưng từ trên xuống, vuốt nhiều lần cho đến khi nghe bé ợ hơi, rồi mới đặt bé nằm xuống.

– Tuyệt đối không nên cho bé nằm ngay sau khi bú vì tình trạng ọc sữa rất dễ xảy ra.

Để sữa ngập núm vú để hạn chế tình trạng ọc sữa cho trẻ

3. Cho trẻ bú đúng cách

– Cần cho bé bú đúng cách, nếu không bé sẽ hút vào một lượng khí thừa gây căng dạ dày và sữa sẽ trào lên. Để khắc phục, bạn nên để đầu bé hơi cao hơn bụng, giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sữa luôn ngập núm vú phía bên trong bình sữa để tránh khí len lỏi vào bình..

– Đừng để bé quá đói rồi mới cho bú vì lúc bú bé hấp tấp rất dễ hít không khí vào.

4. Giúp bé ngủ đúng tư thế 

– Ba mẹ rất khó xác định khi nào con mình ọc sữa. Vì thế, sẽ rất nguy hiểm nếu bé bị ọc sữa lúc đang nằm. Một tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà cũng có thể cải thiện phần nào nguy cơ bị ọc sữa khi nằm. Vì vậy, nên kê gối, hoặc khăn dưới đầu bé để nâng phần đầu lên khoảng 30 độ, chính độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên, hoặc nếu điều đó xảy ra thì với cách nằm này giúp bé không bị tràn ngược sữa vào mũi, gây khó thở. Hiện nay, trên thị trường cũng đã có rất nhiều sản phẩm gối chống ọc sữa cho trẻ, ba mẹ có thể tìm mua để giúp khắc phục tình trạng này cho con.

5. Tránh xa khói thuốc lá

– Không để bé hít phải khói thuốc lá, tốt nhất nếu trong nhà có trẻ sơ sinh, cha mẹ hoặc người thân ở cùng không nên hút thuốc trong nhà. Vì khói thuốc lá sẽ khiến bé cưng tăng tiết a-xít trong dạ dày nhiều hơn, nên khi bú vào, trẻ sẽ rất dễ bị ọc sữa.  

6. Cung cấp đủ Canxi cho con

– Trẻ thiếu canxi thường sẽ có biểu hiện vặn vẹo người gây nôn trớ, ọc sữa.

– Muốn canxi được cơ thể bé hấp thu và sử dụng tốt thì ba mẹ phải cung cấp đủ vitamin D cho con bằng cách phơi nắng buổi sáng cho trẻ cũng là cách tốt để cung cấp vitamin D.

– Ba mẹ cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về những loại vitamin mà bé có thể sử dụng, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn.

Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp ba mẹ có thêm kiến thức chăm sóc trẻ. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây để hiểu nhiều hơn về tình trạng ọc sữa ở bé.