Hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

Hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

Sự phát triển sinh lý và tâm lý của trẻ chịu ảnh hưởng chung của nhân tố bẩm sinh và nhân tố hậu sinh, trong đó nhân tố bẩm sinh bao gồm quá trình thụ thai, di truyền, các yếu tố vật lý và hoá học thời kỳ thai nghén…

1. Điều kiện sinh sống:

  • Nếu nơi ở chật chội, trẻ sẽ thiếu khả năng tự vệ, đồng thời hành vi có tính công kích tăng nhiều, dễ bị lôi cuốn và nhiễm các thói xấu.
  • Trẻ sống ở nhà cao tầng ít ra ngoài hoặc sinh hoạt ở bên ngoài ít, tính ỷ lại mạnh, khả năng tự lập phát triển chậm, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát huy tiềm năng trí óc của trẻ.
  • Trẻ sống ở nhà mái bằng hoặc nhà ba gian, phát triển vận động sớm, sức hoạt động, thời gian hoạt động bên ngoài nhiều và phạm vi hoạt động tương đối lớn, khả năng giao tiếp cao, nhưng nhân tố an toàn không cao.
  • Trẻ sống ở biệt thự do điều kiện kinh tế, hành vi và địa vị xã hội của bố mẹ khác nhau, thường tồn tại cảm giác mình hơn người, nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý bình thường của trẻ.

Sống trong gia đình hạnh phúc, trẻ sẽ phát triển tâm lý tốt

2. Cung ứng vật chất:

Trong mỗi gia đình việc cung cấp vật chất cho trẻ chủ yếu được chia thành 2 loại lớn: một loại là cung cấp đồ chơi dùng trong sinh hoạt của trẻ; loại khác là cung cấp cho trẻ sách báo. Hai loại này đều có tác dụng rất quan trọng về mặt giáo dục trẻ.

  • Cung cấp cho trẻ một lượng đồ chơi vừa đủ thích hợp với đặc điểm lứa tuổi, có thể giúp phát triển kỹ xảo hoạt động, trí tưởng tượng, hoạt động tư duy, sáng tạo, như xếp hình, ghép hình. Cách giáo dục này có tác dụng giáo dục trẻ nhiều hơn so với chỉ nói lý thuyết suông. Nếu như đồ chơi quá xa xỉ hoặc nội dung đồ chơi không lành mạnh thì đồ chơi không còn ý nghĩa. 
  • Cung cấp sách báo thiếu nhi thích hợp cho trẻ như bảng nhận mặt chữ, truyện cổ tích, sách dành cho trẻ,..sẽ giúp trẻ phát triển hiểu biết, quan trọng hơn còn có thể nâng cao khả năng biểu đạt lời nói, lý giải từ ngữ, trí tưởng tượng, khả năng phân biệt trái phải, khả năng thẩm mỹ… Việc bồi dưỡng tình cảm cấp cao ở trẻ rất cần thiết. Đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi việc bồi dưỡng này sẽ kích thích hứng thú học tập. Việc lựa chọn sách báo cho trẻ cần phải phù hợp, vừa phải và vừa đủ.

3. Chức năng của gia đình:

Một gia đình hoà thuận sẽ tác động tốt đến sự phát triển của con cái, có thể mang đến cảm giác an toàn cho con cái, có lợi cho sự phát triển của các hoạt động tâm lý. Con cái của những gia đĩnh hòa thuận thường hiền lành, giàu lòng nhân ái.

Gia đình không hòa thuận thường có tác dụng xấu tới sự phát triển tâm lý của con cái. Sự tranh chấp, cãi vã, trách cứ, đánh nhau của vợ chồng, không thể mang đến cảm giác an toàn cho con cái. Một mặt hành vi chửi mắng tranh cãi của vợ chồng thường làm cho con cái bắt chước. Con cái lớn lên trong môi trường này rất dễ xuất hiện những hành vi nói dốì, đánh nhau, thậm chí dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Mặt khác, cảm giác không an toàn của loại gia đình này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tính cách con cái, dễ xuất hiện đặc trưng tính cách xấu, khó tính, rụt rè, nhát gan.

Hành vi của cha mẹ thường là gương cho hành vi của con cái. Con cái sẽ học phương pháp thói quen xử lý vấn đề, hành vi của bố mẹ. Trước tiên bố mẹ phải tự mình nêu gương, mẫu mực. Thứ hai, bố mẹ phải bồi dưỡng cho con cái khoẻ mạnh, hướng tối những phẩm chất tốt. Thứ ba, yêu cầu và kỳ vọng đối với việc học hành của trẻ không được quá cao hoặc quá thấp. Quá cao sẽ áp chê tính tích cực của việc học, dễ tạo nên cảm giác ức chế, còn yêu cầu quá thấp thì sẽ khiến cho con cái không có động lực học, mất hứng thú học.

Ngay khi còn là nhỏ nhiều cha mẹ cứ chăm chăm vô việc trẻ sơ sinh nên uống sữa gì, sữa nào đắt nhất, ăn đồ ngon nhất, mua quần áo này nọ cho bé nhưng lại không quan tâm đến tâm lý của bé thì tất cả những gì bạn cho bé đều vô ích.