Ba vai trò chủ đạo của người mẹ và cha đối với con cái

Các vai trò trong gia đình là sự mặc cả và luôn luôn phát triển. Nội dung vai trò của bố hay mẹ luôn được ấn định ( được khoanh vùng ) bởi hàng loạt sự mong đợi của xã hội. Và nội dung cụ thể của nó là kết quả của sự mặc cả hình thức và độ dài của tương tác. Các vai trò ngoài gia đình thường được ấn định ( cấu trúc ) bởi sự mong đợi hình thức. Các vai trò nhiều khi đối lập nhau.

Một nguyên tắc lý thuyết là : nghiên cứu các vai trò trong gia đình là nghiên cứu quan hệ bên trong gia đình. Điều đó nói lên mọi vai trò trong gia đình đều liên quan chặt chẽ với nhau.

Trên thực tế thì bất kỳ hiện tượng nào buộc thành viên trong gia đình thay đổi vai trò của mình, nó sẽ ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình. Cũng như sự nhận biết vai trò tính chất văn hóa, thì việc nhận biết các thành viên trong gia đình qua sự nhận biết các vai trò của họ.

Tiếp cận thuyết tương tác biểu trưng áp dụng vào nghiên cứu quá trình xã hội hóa trẻ em hay nói cách khác là nghiên cứu vai trò của người phụ nữ trong giáo dục con cái là một điều rất hợp lý bởi nghiên cứu về vai trò của người phụ nữ cũng là nghiên cứu về một chiều cạnh của xã hội hóa. Thuyết tương tác biểu trưng coi xã hội hoá là một quá trình theo đó trẻ em tham gia vào sự hình thành bản sắc của mình, coi đứa trẻ là một chủ thể hành động tích cực

Do đó, vận dụng thuyết này, chúng tôi tìm hiểu về vai trò của người phụ nữ trong việc giáo dục con cái.