Bồi dưỡng cho trẻ

Bồi dưỡng cảm quan văn học cho trẻ theo hướng tích hợp qua môn chính tả

Theo tác giả Hoàng Văn Thụy- Đỗ Xuân Thảo trong cuốn “Dạy học chính tả ở tiểu học” thì dạy học chính tả ở tiểu học cĩ chức năng yêu cầu ring của nĩ:

“Chính tả lì một trong những phân môn TV ở tiểu học, theo định nghĩa trong một số từ điển, chính tả là viết đúng, hợp chuẩn và những quy tắc về cách viết chuyển từ lời sang dạng thức vit. Phân môn chính tả dạy cho HS tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, ở dạng thức viết và hoạt động giao tiếp. Nếu tập viết dạy HS biết viết, tức là hoạt động tạo ra chữ, thì chính tả là cách tổ chức, kết hợp các chữ đúng quy ước của xã hội để làm thành chất liệu hiện thực hóa ngôn ngữ” [64,tr.5]

Trẻ em đến tuổi học, thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học ch÷. Ở giai đoạn đầu tiên (tiểu học) trẻ tiếp tục được hoàn thiện năng lực nói tiếng mẹ đẻ. Trẻ em biết chữ mới có phương tiện để học TV và các môn khoa học tự nhiên và xã hội. Trẻ không biết chữ, không có điều kiện tiếp xúc ngôn ngữ văn học, không thể tiếp thu kiến thức văn hóa, khoa học một cách bình thường được. Biết chữ là biết phân biệt hình nét các kí hiệu (chữ viết), biết dùng chữ ghi lời nói, biết đọc và hiểu được ý nghĩa chữ viết. Muốn đọc thông viết thạo, trẻ em phải được học chính tả, vì chính tả có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ em. Môn chính tả cung cấp cho trẻ em những quy tắc sử dụng hệ thống ch÷ viết, làm cho trẻ em nắm vững các quy tắc đó và hình thình kĩ năng viết ®ọc và hiểu chữ viết, thông thạo TV, xác định nhiệm vụ và mục tiêu của việc dạy TV ở tiểu học. Cĩ thể qua phn mơn ny hình thành và bi dưỡng cảm quan văn học cho HS tiĨu hc, v× nó cung cấp cho HS những hiểu biết về cách sử dụng TV như một công cụ giao tiếp phát triển tư duy đồng thời khắc sâu hơn vào tâm trí các em cái hay cái đẹp của ngôn từ, của hình ảnh, nhịp điệu, của cuộc sống con người. Theo mục tiêu này, HS được rèn luyện các kĩ năng nói, viết, nghe, đọc để sử dụng có hiệu quả TV trong học tập và đời sống. Qua chính tả HS biết sử dụng TV vào hoạt động trao đổi, tiếp nhận và suy nghĩ, diễn đạt, góp phần hình thành và phát triển nhân cách trong cuộc sống và trong xã hội.

Chính sự liên hệ của môn chính tả với các môn học khác trong hệ thống TV hiện nay, việc bi dưỡng và dạy, học chính tả theo hướng cảm quan văn học bằng hình thức tích hợp với các môn tập đọc, tập viết, kể chuyện, tập làm văn là việc làm cần thiết. Nhiệm vụ môn chính tả đã nêu rõ phải phối hợp với tập viết, tiếp tục củng cố và hoàn thiện tri thức cơ bản về hệ thống chữ viết và hệ thống ngữ âm TV, rèn luyện thuần thục kĩ năng viết, đọc, hiểu chữ viết TV. Trang bị cho HS một công cụ quan trọng để học tập và giao tiếp (ghi chép,viết, đọc và hiểu bài học, bài làm). Việc tích hợp môn chính tả với các môn: tập đọc, kể chuyện, tập làm văn được thể hiện qua chương trình tiểu học hiện nay theo chủ điểm.

Ví dụ ở chủ điểm “Bảo Vệ Tổ Quốc” (SGK TV3 -T2), các em được học bài “Ơ lại với chiến khu” thì môn chính tả cũng yêu cầu viết một đoạn trong bài: “Ở lại với chiến khu”. Tích hợp môn chính tả với các môn tập đọc, kể chuyện, tập làm văn được thể hiện rõ qua chương trình tiểu học hiện nay là dựa vào chủ điểm, dạy theo chủ điểm.

Với nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ và phát triển tư duy khoa học cho HS, chính tả có quan hệ với chính âm, tập viết và tập đọc, từ ngữ và ng÷ pháp và cả tập làm văn. Từ việc dạy chính tả người thÇy có thể góp phần bồi dưỡng những tình cảm và phẩm chất tốt đẹp cho HS. Việc sử dụng ngôn ngữ chính xác trong phát âm, cách lên giọng, xuống giọng trong khi đọc bài văn, cách trình bày chính xác các từ ngữ dùng trong câu văn, đoạn văn, cách ngừng nghĩ, chấm, phẩy, dấu hỏi, dấu ngã, dấu chấm than một cách chính xác. Qua đó, hình thành HS ý thức bài làm chính tả, hướng các em đến với văn học qua chính tả, cũng là cách làm cần thiết và quan trọng trong nhà trường tiểu học hiện nay. Chính điều đó, các văn bản được chọn viết chính tả trong SGK hiện nay đều có chất văn, ví du: “Tre Việt Nam” (TV4- T1), “Quê hương” (TV3- T2), “Hoa học trò” (TV4- T2)