Chăm sóc giấc ngủ cho bà bầu qua từng thời kỳ

Chăm sóc giấc ngủ cho bà bầu qua từng thời kỳ

Ngoài việc ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng, phụ nữ mang thai còn cần được nghỉ ngơi và có một giấc ngủ tốt. 

Tình trạng mất ngủ là tình trạng xảy ra ở hầu hết phụ nữ mang thai. Để giúp bà bầu có được một giấc ngủ cũng như sức khỏe tốt trong suốt giai đoạn thời kỳ, chúng ta hãy tham khảo những bí quyết dưới đây nhé!

1. Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên

Giai đoạn 3 tháng đầu mang thai là giai đoạn bà bầu sẽ không tránh khỏi sự mệt mỏi, khó chịu vì những cơn nghén, buồn nôn gây ra. Đây cũng là nguyên nhân khiến bà bầu hay bị mất ngủ về đêm, nhất là vào tháng thứ 2 của thai kỳ. Nếu tình trạng này kéo dài rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của đứa bé trong bụng. Chính vì vậy, để giữ được một sức khỏe tốt trong giai đoạn này, bà bầu cần có những biện pháp để chăm sóc giấc ngủ của mình tốt hơn.

Hãy cố gắng chợp mắt vào buổi trưa khoảng 30 đến 45 phút để bù lại số giờ ngủ bị hao hụt vào ban đêm.

Trong ba tháng đầu, hiện tượng trào ngược xảy ra thường xuyên khiến cho bà bầu rất khó chịu khi ngủ. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ bầu nên nằm ngủ với gối cao vừa phải, có thể chèn thêm gối ở dưới lưng khoảng 30 độ để cảm thấy dễ chịu hơn. 

Khi không thể ngủ được thì bạn cũng đừng cố gắng ngủ, như vậy sẽ rất căng thẳng và mệt mỏi, giấc ngủ cũng không sâu. Lúc này, mẹ bầu nên rời khỏi giường và thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc nhẹ, thiền hoặc ăn một chén súp nóng, uống một ly sữa ấm. Khoảng 15 phút sau quay lại giường để dễ ngủ hơn. 

Tư thế ngủ là điều quan trọng để giúp mẹ bầu có một giấc ngủ ngon

2. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2

Bước vào giai đoạn này, mẹ bầu sẽ có những thay đổi nhất định về cơ thể bên ngoài lẫn bên trong. Lúc này, bà bầu cần bổ sung cho mình những thông tin về chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Chỉ khi cân bằng được tất cả mọi thứ thì bà bầu mới có thể ngủ ngon và đủ giấc được.

Ngoài việc ăn uống đủ chất, mẹ bầu cần giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh làm việc quá nhiều dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi. Nên hạn chế sử dụng laptop, điện thoại di động, xem tivi… vì ánh sáng xanh của màn hình sẽ ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của bạn. 

Mẹ bầu có thể nhờ người thân trong gia đình, đặc biệt là chồng mình massge bằng những động tác thật nhẹ nhàng, hoặc ngâm chân bằng nước nóng… trước khi ngủ để cơ thể được thư giãn, thoải mái, xua tan mệt mỏi và đi vào giấc ngủ nhanh hơn. 

3. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3

Ở ba tháng cuối cùng của giai đoạn thai kỳ, tình trạng mất ngủ của mẹ bầu sẽ ngày càng trầm trọng hơn vì lúc này cơ thể bé đã được hình thành, bé đã có thể phản ứng lại với những tác động bên ngoài của mẹ. Bên cạnh đó, cảm giác mắc tiểu thường xuyên, bị hành hạ bởi những cơn đau lưng cùng với tư thế ngủ khó khăn, khiến cho bà bầu khó có thể nào ngủ ngon được. 

Để bước vào giấc ngủ tốt hơn, mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái, vì nó giúp làm tăng lưu lượng máu đến thai nhi và bé sẽ phát triển tốt trong giai đoạn cuối thai kỳ này. Đồng thời, tư thế này còn giúp bà bầu giảm nguy cơ bị sưng tấy, phù nề tay chân. Bà bầu có thể kết hợp đặt gối kê dưới bụng và giữa đầu gối để dễ chịu hơn. 

Ở giai đoạn cuối này, bà bầu thường hay gặp một vài vấn đề về chân như chuột rút, nhức mỏi gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, vì vậy, trước khi ngủ mẹ bầu nên nhờ chồng mình massge chân nhẹ nhàng, ngâm chân với nước ấm pha gừng để cảm thấy dễ chịu hơn. 

Mẹ bầu cũng nên xây dựng cho mình một thói quen ăn uống thật khoa học, không nên ăn trước khi ngủ 1 tiếng vì rất dễ khó tiêu, đầy bụng. Thay vào đó, mẹ bầu có thể uống một ly sữa ấm để giấc ngủ được lành mạnh hơn.

Với những bí quyết trên hy vọng sẽ giúp cho mẹ bầu có được một giấc ngủ thật tốt. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng của mình, bổ sung những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là sữa để hỗ trợ tốt cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cũng có thể tham khảo tại đây một số cách sử dụng sữa bầu phù hợp để mẹ có thể hấp thu các thành phần dinh dưỡng có trong sữa một cách hiệu quả.