Cho trẻ tập làm văn
- 441 Views
- admin
- August 24, 2018
- Mẹ Nuôi Bé
Bồi dưỡng quan văn học theo hướng tích hợp qua tập làm văn
Học tốt môn TV là một yêu cầu cơ bản, điều này ai cũng biết trong đó việc sử dụng TV trôi chảy diễn đạt ý một cách đầy đủ và trọn vẹn là hềt sức cần thiết. Phân môn tập làm văn được xem như là bộ môn tổng hợp các phân môn (tập viết, tập đọc, chính tả, kể chuyện). Nên việc dạy tập làm văn theo hướng tích hợp ở tiểu học là đòi hỏi thiết thực. Ta biết rằng khi sử dụng TV, HS cần được luyện tập thành thạo trên hai phương diện; hiểu và tiếp nhận đúng, đầy đủ, chính xác những gì cần nói ra, viết ra. Một lời nói, một câu văn khi chuyển đến người đọc hay người nghe đều chứa đựng nội dung ý nghĩa hoặc thông tin cần thiết. Người nghe hay người đọc muốn giao tiếp được phải hiểu đúng và đủ các ý nghĩa về thông tin đó. Chính vì thế, về phương diện ngôn ngữ phải cần diễn đạt một cách chính xác và đầy đủ những gì cần nói ra, viết ra. Nhưng muốn HS học tốt môn tập làm văn, người thầy cần phải dạy cho HS học tốt và đầy đủ các môn chính tả, tập viết, tập đọc, kể chuyện. Vì các phân môn này hổ trợ cho các em rất nhiều trong cách tư duy, đặt câu, diễn đạt nội dung câu chuyện cần kể, hoặc cách trình bày một bài làm hoàn chỉnh theo yêu cầu. Việc tích hợp các môn học với nhau còn thể hiện sự lồng ghép với nhau trong chương trình từ lớp 1 đầu cấp cho đến lớp 5 cuối cấp.
Ví dụ: SGK TV4 có các chủ điểm “Trên đôi cách ước mơ” thì các yêu cầu của môn TV sẽ có nội dung về ước mơ của con người trong cuộc sống. Đặc biệt, là môn tập làm văn cuối tuần sẽ là phần tổng hợp các kiến thức mà các em đã học để vận dụng vào bài làm theo nội dung về “ước mơ, tương lai” một cách đầy đủ.
Một điều dễ nhận thấy là qua tiết tập làm văn các em sẽ phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình bằng óc tưởng tượng phong phú, đa dạng của tuổi thơ qua từng câu thơ, đoạn văn mà các em đã được học. Trong đó hệ thống từ ngữ, hình ảnh sinh động đã giúp cho trí tưởng tượng, óc sáng tạo các em phát triển không ngừng. Hơn nữa, bản thân môn tập làm văn có tính chất thực hμnh toàn diện, tổng hợp và sáng tạo. Thực hành ở đây chủ yếu là hình thành cho HS hệ thống kĩ năng viết và nói văn bản mang tính toàn diện, tổng hợp. Môn tập làm văn được xây dựng trên thành tựu của nhiều môn khoa học khác nhau, trong đó nổi bậc là lí thuyết hoạt động lời nói, các hiểu biết về ngôn ngữ, ngữ pháp văn bản, logic học, lí luận văn học, khoa học thường thức, tập làm văn đòi hỏi HS không chỉ vận dụng cách hiểu biết lí luận mà cả cảm xúc, tình cảm khi làm bài. Muốn làm tốt một bài tập làm văn các em phải sử dụng nhiều kĩ năng từ kĩ năng dùng từ, đặt câu đến kĩ năng dựng đoạn viết bài. Tất cả các kĩ năng này đều do các phân môn TV các em được học ở chương trình tiểu học và cả một quá trình rèn luyện lâu dài. Ngoài ra,, để học tốt môn tập làm văn các em cần luyện tập thường xuyên và có ý thức, nắm được cách viết và cách trình bày các bài văn theo nhiều phong cách khác nhau, điều này ta thấy môn kể chuyện sẽ hổ trợ cho HS rất nhiều.
Ví dụ chủ điểm: “Khám phá thế giới” (TV4- T2) được nghe kể chuyện: “Đôi cánh của Ngựa Trắng”, được quan sát tranh ảnh về Ngựa Trắng, Đại Bàng Núi và Sói Xám, thì môn tập làm văn chủ đề này các em được học baøi: “Miêu tả con vật”, “Luyện tập quan sát con vật”.
Việc tích hợp như trên là điều kiện để các em học tốt môn tập làm văn sau này. Từ các bài học luân lí s©u sắc trong môn tập đọc, hay các câu chuyện được nghe kể và giải thích, phân tích của thầy cô, các em dần hình thμnh một tư duy về cảm xúc văn học sâu sắc, biết phân biệt đúng sai, tốt xấu. Qua đó vận dụng một cách linh hoạt vào bài làm, nhờ học tập làm văn các em phần nào bổ sung kiến thức đã học, từ đây sẽ hình thành nhân cách đầy đủ và phát triển toàn điện. Chương trình TV hiện hành đưa chủ điểm và hệ thống câu hỏi được coi như là một biện pháp chủ đạo để người thầy tổ chức, điều khiển, hướng dẫn hoạt động của HS. Thông thường các phương pháp dạy học TV đều dùng câu hỏi, bài tập để định hướng và dẫn dắt HS tiếp cận bài học từng bước, từng phần hướng tới chiếm lĩnh toàn bộ bài học. Điều này, chúng ta dễ dàng nhận thấy qua bài dạy môn tập làm văn, dưới mỗi bài tập làm văn dạng kể hay nói, viết qua tranh, trong SGK TV4 thường có hệ thống câu hỏi gợi ý, phát triển ý tưởng, GV khi dạy cần hết sức lưu ý là nên khai thác phần “trả lời câu hỏi”, phải hết sức linh hoạt, cần thiết phải thay đổi trình tự gợi ý, không nên bám theo thứ tự đã cho, có như vậy mới khắc phục được lối dạy tập làm văn theo kiểu cũ. Từ những định hướng trên ta thấy việc dạy tập làm văn theo hướng tích hợp các môn học theo chủ điểm và khai thác hệ thống hệ thống kênh hình, hình ảnh trực quan sinh động; cũng như hệ thống câu hỏi gợi mở đã giúp cho HS phần nào tiếp thu và cảm thụ bài làm một cách dễ dàng và có hệ thống. Đây chính là cơ sở đề hình thành và bồi dưỡng cảm quan văn học cho HS qua hướng dẫn gợi ý của người thầy bằng các biện pháp nêu trên.