Chữa bỏng bằng các loại thảo mộc cho bé

Chữa bỏng bằng các  loại thảo mộc cho bé

Bỏng rất hay xảy ra đối với những em bé dưới 3 tuổi. Vì vậy hôm nay bài viết sẽ giúp mẹ có thể điều trị bỏng tại nhà cho bé bằng những loại thảo dược dễ tìm ngay tại nhà nhưng vô cùng hiệu quả. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Các cấp độ của bỏng

Bỏng mà có diện tích càng sâu và càng rộng thì mức độ bỏng càng nặng. Khi bị bỏng cần nhận biết được trường hợp nào là bỏng nặng cần phải nhập viện điều trị và trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà. Việc đánh giá chủ yếu dựa vào độ sâu và diện tích của vết bỏng

Bỏng độ 1: dạng nhẹ, bỏng bề mặt, thường chỉ là bỏng ngoài da, không xuất hiện những phồng nước và diện tích da bị bỏng nhỏ hơn 10%.

Bỏng độ 2: loại bỏng này thường nặng hơn và thường xảy ra ở lớp dưới da, vùng da bị bỏng sẽ đỏ ửng và phồng rộp lên kèm với cảm giác đau rát và diện tích da bị bỏng nhỏ hơn 20%.

Bỏng độ 3: đây là trường hợp bỏng nặng và nguy hiểm nhất, gây tổn thương toàn bộ các lớp dưới da. Cả lỗ chân lông, tuyến mồ hôi hay thậm chí các lớp mỡ dưới da, gân cơ đều bị phá huỷ.

Điều trị bỏng bằng thảo dược

Cây lá bỏng

Cây thuốc bỏng trị phỏng ở bé

Cây lá bỏng có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị bỏng đối với các trường hợp bỏng nhẹ.

Cách dùng: Lấy lá bỏng đem đi giã nát rồi lấy nước cốt bôi lên vết thương hoặc đắp cả bã. Ngoài chữa bỏng ra thì chúng còn có tác dụng như chữa đau mặt, viêm xoang, viêm họng, bệnh trĩ…

Nha đam

Nha đam trị bỏng rất tốt

Đây là loại thần dược thường được trồng tại nhà với nhiều tác dụng trong đó có trị bỏng. Khi dùng nha đam vào các vết bỏng sẽ giúp giảm đau, làm se mặt và giúp vết thương mau lành. Cách chữa trị như sau trước tiên rửa sạch vết phỏng bằng nước lạnh hoặc giấm, hay nước muối sinh lí. Sau đó lấy nha đạm cắt thành từng mảnh nhỏ, rồi lấy dịch nhờn trong lá đắp lên nơi phỏng. Bạn có thể thay thế nha đam tươi bằng các loại kem thoa nha đạm cũng được

Lá trầu không

Dùng một ít lá trầu không còn tươi cho vào ấm sau đó đổ khoảng 2 lít nước vào rồi đun sôi khoảng 15 phút. Tắt bếp và lọc lấy phần nước trong rồi cho thêm ít phèn chua vào hòa tan.  Sử dụng nước này dùng rửa vết bỏng vài lần mỗi ngày. Có thể thay thế trầu không bằng một số cây khác như lá diếp cá, xuyên tâm liên, lá móng tay, vàng đằng, củ sâm đại hành… những cây này cũng có tác dụng sát trùng vết bỏng tốt.

Lưu ý những loại thảo dược chỉ được sử dụng để điều trị ở những trường nhẹ, nếu như bị bỏng nặng thì cần đến bệnh viện để được kịp thời cấp cứu và tránh để lại những hậu quả xấu

Trên đây là một số loại thảo dược được dùng để chữa bỏng rất hiệu quả ngay tại nhà. Vì vậy mẹ hãy lưu lại những bí quyết này để có thể áp dụng cho bé nếu chẳng may bị bỏng nhé. 

Tham khảo các sản phẩm sữa ở đây