Vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển của trẻ nhỏ

Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội (Max) “Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất”(Lênin). Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, cùng nhau hành động vì một mục đích chung: Lao động, đấu tranh, xây dựng và phát triễn xã hội.

Không có ngôn ngữ, không thể giao tiếp được thậm trí không thể tồn tại được, nhất là trẻ em, một sinh thể yéu ớt rất cần sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn

Ngôn ngữ chíng là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách của trẻ.

Ngôn ngữ là công cụ phát triển trí tuệ. Ngôn ngữ là hiện thực của tư duy. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không được diễn ra được. Ngôn ngữ làm cho các kết quả của tư duy được cố định lại, do đó có thể khách quan hóa nó cho người khác và cho bản thân chủ thể tư duy.

Ngoài ra ngôn ngữ còn là công cụ để trẻ học tập, vui chơi: Ngôn ngữ được tích hợp trong tất cả các loại hình hoạt động giáo dục, ở mọi lúc, mọi nơi. Như vậy ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại, mọi hoạt kkộng tạo điều kiện cho ngôn ngữ trẻ phát triển.

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được các nhà tâm lý- ngôn ngữ học nhìn nhận từ những góc độ khác nhau L.S.Vưgôtxky xuất phát từ mục đích mà nhìn nhận: “Bản chất sự phát triển ngôn ngữ nhằm mục đích giao tiếp, nhận thức, tất nhiên sự phát triển ngôn ngữ của trẻ không chỉ thuần túy dựa trên sự phát triển khả nằng nhận thức của trẻ”- A.A.Lêonchieplại cho rằng: “ Sự phát triển của ngôn ngữ của trẻ em trước hết là sự phát triển của phương thức giao tiếp”-K.Hai-nơ cho rằng: Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trải qua các giai đoạn từ thấp đến cao, phù hợp với các giai đoạn nhất định của lứa tuổi có thể lấy được nguồn gốc của sự phát triển ngôn ngữ ở các giai đoạn trước .

Chúng ta thấy rằng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 0-6 tuổi vô cùng quan trọng. Nhất là việc phát triển ngôn ngữ để trẻ chuẩn bị vào trường phổ thông. Với trẻ 5-6 tuổi vốn từ của trẻ có khoảng 1033 từ. Ở lứa tuổi này tính từ và các từ loại khác chiếm tỷ lệ cao- trong đó có trạng từ. Trạng từ là một từ loại khó đối với trẻ. Hiện nay ở các Trường mầm non chưa chú ý nhiều đến việc dạy trẻ định hướng thời gian. Vì vậy phải chú ý đến việc dạy trẻ định hướng thời gian. Vì vậy phải chú ý đến việc dạy trạng từ chỉ thời gian cho trẻ, thông qua đó trẻ sẽ học tốt các môn như Toán về định lượng thời gian, tạo hình… nhất là đối với trẻ từ 5-6 tuổi .

Trạng từ có thể làm thành phần phụ cho kết cấu chủ vị, đó là trạng ngữ

Trạng ngữ có thể chia làm nhiều loại:

Trạng ngữ chỉ thời gian Trạng ngữ chỉ địa điểm Trạng ngữ chỉ phương thức, phương tiện Trạng ngữ chỉ trạng thái, hoàn cảnh Trạng ngữ chỉ nguyên nhân…

Với trẻ mẫu giáo chúng ta cần chú ý phát triển trạng từ chỉ thời gian, địa điểm nhất là trẻ 5-6 tuổi.