Các chức năng quản lý việc phòng béo phì ở trẻ

* Xây dựng kế hoạch

Giáo dục là hoạt động có ý thức, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và thường diễn ra trong một thời gian dài với nhiều yếu tố, lực lượng cùng tham gia. Vì vậy, kế hoạch hóa được xem là chức năng quản lý đầu tiên, thể hiện tính có ý thức của hoạt động giáo dục, có ý nghĩa khởi đầu cho một chu trình quản lý, có tác dụng định hướng cho mọi chức năng quản lý khác.

Kế hoạch là toàn bộ những việc dự định làm, gồm những công tác sắp xếp hệ thống được quy vào mục đích nhất định và thực hiện trong một thời gian xác định.

Xây dựng kế hoạch là việc làm quan trọng và cần thiết của nhà quản lý, là thao tác của hoạt động sáng tạo, là kim chỉ nam để giúp người quản lý giải quyết một vấn đề nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra.

Bổ sung CSVC, trang bị thêm dụng cụ luyện tập vận động.         

Để kế hoạch phòng, chống bệnh béo phì đạt hiệu quả cao, người cán bộ quản lý cần:

– Thực hiện dân chủ, huy động trí tuệ tập thể, cá nhân, phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh béo phì.

– Tạo điều kiện cho quần chúng tham gia tích cực và rộng rãi trong quá trình xây dựng kế hoạch.

– Đảm bảo, tôn trọng quyền chủ động của cấp dưới trong việc lựa chọn các biện pháp thực hiện kế hoạch.

Trong quá trình xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu và các biện pháp phải xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, gắn với thực tế của địa phương đồng thời giải quyết các nhu cầu bức thiết của nhà trường, không xa rời thực tế, rập khuôn sao chép và phải tổ chức, phối hợp nhiều yếu tố, nhiều lực lượng cùng tham gia phòng chống bệnh béo phì.

Việc xây dựng kế hoạch được thực hiện theo đúng quy định từ thu thập thông tin về tình hình bệnh béo phì của trẻ tại trường, kiến thức về bệnh béo phì, nhận thức của các đối tượng liên quan, chỉ tiêu của cấp trên đến việc đề ra phương hướng, bàn bạc, đóng góp ý kiến và triển khai thực hiện. Kế hoạch phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tính khoa học, tính khả thi…

Trong quá trình xây dựng kế hoạch, dự đoán là một khâu quan trọng song dự đoán chỉ tiệm cận đến hiện thực vì tính bất định trong quá trình vận động và phát triển của hiện thực khách quan. Do vậy, xây dựng kế hoạch cần có sự điều chỉnh, bổ sung, ứng phó linh hoạt trước các tình huống, sự kiện có thể xảy ra.