Cho trẻ học nghệ thuật

BỒI DƯỠNG CẢM QUAN VĂN HỌC CHO TRẺ QUA CÁC MÔN HỌC NGHỆ THUẬT, GẦN GŨI

Ngay từ đầu tác giả đã đặt vấn đề cảm quan văn học và những định hướng về cảm quan văn học cho tuổi thơ. Qua đó, nêu được những điều cơ bản trong việc dạy học môn TV ở tiểu học qua các phân môn (tập đọc, kể chuyện, tập làm văn, tập viết, chính tả), việc bồi dưỡng cảm quan văn học với việc tích hợp dựa theo chủ điểm, chủ đề của SGK. Tuy nhiên, không chỉ môn TV có liên quan đến văn học nhiều nhất, mà chương trình tiểu học còn có các môn khác, tuy không gắn bó nhiều với văn học nhưng bản thân nó ít nhiều tác động đến khả năng tư duy, óc sáng tạo và trí tưởng tượng, cũng như những cảm nhận cuộc sống (đối với HS tiểu học). Từ đó, góp phần hình thành và bồi dưỡng cảm quan văn học cho HS trong quá trình học và tiếp thu những kiến thức cơ bản của chương trình tiểu học hiện hành. Đó là, các môn (mỹ thuật, âm nhạc, địa lý, lịch sử, đạo đức), qua đó chúng ta có thể xác định việc bồi dưỡng cảm quan văn học cho HS qua các môn học gần gũi là có cơ sở và hợp lý.

Trước hết ta thấy yêu cầu đặt ra cho HS ở môn mỹ thuật là bồi d−ỡng mỹ cảm theo các phương pháp như phương pháp trực quan, phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp, phương pháp luyện tập và thực hành. Qua môn mỹ thuật giáo viên sẽ giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo. Vì mục tiêu dạy học ở bậc tiểu học không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt, trong việc dạy học môn mỹ thuật. Dạy học mỹ thuật ở tiểu học không nhằm đạo tạo họa sỹ hay những người làm nghề mỹ thuật mà là giáo dục thẩm mỹ, giúp HS cảm thụ được cái đẹp của thế giới xung quanh và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, tạo dựng môi trường thẩm mỹ cho xã hội nhằm giúp HS phát triển đầy đủ các mặt: “Đức- trí- thể mỹ” theo mục tiêu giáo dục ở phổ thông. Như vậy, HS sẽ đ−ợc hình thμnh năng lực cảm nhận cái đẹp, đây là nền tảng chuẩn bị cho việc bồi dưỡng cảm quan văn học. Trong đó việc dạy học mỹ thuật trước hết phải xuất phát từ dạy cảm thụ cái đẹp chứ không đơn thuần là dạy vẽ. Qua dạy mỹ thuật các em sẽ khám phá biết bao nhiêu điều mới lạ, đẹp đẽ trong cuộc sống qua mỗi bức tranh. Việc tích hợp môn mỹ thuật trong chương trình tiểu học bằng cảm quan văn học có thể liên hệ qua hệ thống kênh hình mà SGK đã thể hiện rất rõ.

Chúng ta thấy từ lớp 1 đến lớp 4 số lượng hình ảnh được đưa vào SGK theo từng chủ điểm rất nhiều (xem phụ lục)()2, các bức tranh này sẽ tạo cho HS sự hứng thú trong học tập. Nhất là môn kể chuyện các em có thể nghe thầy, cô kể, sau đó xem tranh và kể lại nội dung câu chuyện. Chính vì thế,môn mỹ thuật có tác động rất lớn đến việc bồi dưỡng cảm quan văn học cho HS tiểu học.

Tương tự như mỹ thuật, âm nhạc cũng góp phần không nhỏ trong việc hình thành và bồi dưỡng cảm quan văn học cho tuổi thơ. Như chúng ta đều biết trẻ em ngay từ khi chào đời đã được nghe câu hát của mẹ, lời ru của bà để đưa các em vào giấc ngủ. Từ những câu hát lời ru đó đã ngấm dần vào máu thịt các em từ lúc nào không biết, lớn lên khi đi học nhà trẻ, mẫu giáo các em lại được nghe cô hát và dạy cho những bài hát dành cho tuổi thơ. Các bài hát này lại có nội dung gần gũi với lứa tuổi các em, thậm chí một số bài hát là các bài thơ sau này các em được học (trong SGK chương trình tiểu học) như bài: “Mèo con đi học” (TV1- T2), “Tiếng chổi tre” (TV2- T2), “Đi học” (TV1- T2), “Quê hương” (TV3- T2). 54

Âm nhạc là môn học gắn bó vμ hình thành cảm quan nghệ thuật, việc tích hợp môn âm nhạc trong môn TV tiểu học là cơ sở để hình thành và cảm thụ các tác phẩm văn học cho HS các lớp sau này. Qua âm nhạc các em sẽ hình thành được khả năng tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo. Đặc biệt, là phân biệt được tiết tấu, nhịp điệu của bài thơ, bài văn một cách tự nhiên, sâu sắc. Sẽ thiếu xót nếu như không nhắc đến học tốt môn âm nhạc các em sẽ học thuộc một số bài thơ có tính nhạc điệu dễ dàng, đây là yếu tố thuận lợi để các em học văn ngày càng tốt hơn. Đề cập đến việc tích hợp môn âm nhạc chúng ta thấy chương trình âm nhạc mới hiện nay có phần dạy tập đọc nhạc, liên hệ phần này chúng ta thấy giống phân môn tập đọc ở môn TV.

Mục tiêu của phân môn này giúp HS có thêm kiến thức, kĩ năng âm nhạc qua việc nhìn nốt, giúp các em đọc đúng cao độ và cường độ, để diễn tả giai điệu của bài tập phát triển tai nghe, cảm thụ âm nhạc, hổ trợ bài học và phát triển năng khiếu âm nhạc cho HS.

Ngoài ra, môn âm nhạc còn tích hợp phần dạy bài kể chuyện âm nhạc, qua môn kể chuyện âm nhạc sẽ bổ sung cho HS sự hiểu biết về cảm xúc âm nhạc, giúp các em nhận thức được vai trò của âm nhạc trong cuộc sống. Kể chuyện làm phát triển tư duy, trí tưởng tượng bồi dưỡng tình cảm, đạo đức và rèn luyện kĩ năng nói cho HS. Đây được so sánh như phân môn kể chuyện ở môn TV hiện hành, để chuẩn bị cho việc kể chuyện âm nhạc GV cũng có các bước chuẩn bị như môn kể chuyện. GV phải chuẩn bị tranh minh họa cho câu chuyện, nếu không có tranh, GV có thể kể chuyện rồi phát huy trí tưởng tượng của HS bằng cách yêu cầu miêu tả về một bức tranh minh họa (đơn giản) theo nội dung từng đoạn câu chuyện. Qua cách này, ta thấy môn kể chuyện âm nhạc huy động tất cả khả năng tư duy sáng tạo của HS vào bài học, trong đó khả năng tích hợp môn kể chuyện âm nhạc được sử dụng tối đa trong kể chuyện, mỹ thuật và âm nhạc, kể cả tập làm văn, lịch sử.

Ví dụ như GV có thể đặt câu hỏi, có bao nhiêu nhân vật trong chuyện, nhân vật chính là ai? Đặc điểm, tính cách nhân vật?. Em thích nhân vật nào? Âm nhạc có vai trò gì trong truyện trên? Nói lên cảm nhận của mình về câu chuyện? Việc tích hợp môn âm nhạc với kể chuyện và tập đọc góp phần không nhỏ vào việc hình thành cảm quan văn học cho tuổi thơ. Chẳng hạn kể chuyện về “Khúc nhạc dưới trăng” của Béc-Tô-Ven, các em cần được nghe trích đoạn bản Sô nát “Ánh trăng” của ông, GV có thể kết hợp cho HS xem tranh về “ánh trăng”. Qua giờ học này HS phát triển tối đa khả năng sáng tạo và óc tưởng tượng, góp phần không nhỏ vào việc hình thành và bồi dưỡng cảm quan văn học.

Sẽ thiếu sót nếu chúng ta không đề cập đến môn địa lý ở lớp 4,5 tuy không mang đậm giá trị biểu cảm như âm nhạc và mỹ thuật nhưng địa lý cũng góp phần không nhỏ trong việc hình thành và bồi dưỡng cảm quan văn học cho tuổi thơ. Qua môn địa lý các em phần nào hiểu được cảnh đẹp thiên nhiên đất nước, con người Việt Nam và thế giới, giúp các em học tốt môn kể chuyện, tập đọc. Từ đó,, hình thành được khả năng tư duy, tưởng tượng phong phú trong giờ học tập làm văn sau này, đây là cơ sở cho việc tích hợp các môn học trong chương trình tiểu học. Ở chủ điểm:“Trên đôi cánh ước mơ” (TV4-T1), nói về ước mơ của con người Việt Nam về sự phát triển trong t−ơng lai với các nhà máy, tài nguyên thiên nhiên, môn địa lý các em sẽ được học về địa lý kinh tế với các bài như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải. Ngược lại chủ điểm: “Vẻ đẹp muôn màu” (TV4- T2) nói về vẻ đẹp của đất nước lại được môn địa lý bổ sung kiến thức qua bài “Du lịch” hay chủ điểm “Khám phá thế giới” (TV4- T2). Các em được học về các nước trên thế giới như: Nhật Bản, Đức, Ấn Độ, Anh…vv. Môn tập làm văn có bài “Giới thiệu địa phương” (TV4- T2) lại bổ sung kiến thức cho môn địa lý về các địa phương. Môn lịch sử có một số nội dung gắn với môn tập đọc và kể chuyện, các di tích lịch sử, nhân vật lịch sử được đề cập trong các bài tập đọc các em đã được học như: “Trống đồng Đông Sơn”, (TV4- T2) hay “Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa” (TV4- T2) “Một người chính trực” (TV4- T1) môn chính tả có bài “Truyện cổ nước mình” (TV4- T1) hay kể chuyện có “Hai Bà Tr−ng” ( TV3- T2). Ngoài ra, môn tập làm văn còn có dạng “Kể chuyện đã nghe đã đọc” từ câu chuyện lịch sử được nghe thầy cô kể hay học được ở môn lịch sử, các em có thể vận dụng vào bài làm theo yêu cầu của môn tập làm văn.

Ví dụ hãy kể lại câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống” Tập làm văn (TV3- T2) kể về nhμ bác học L−ơng Đình Của đã nâng niu từng hạt thóc giống khi ông đi công tác ở nước ngoài đem về cho ngành nông nghiệp nước ta nhân giống và phát triển, nhờ học môn lịch sử, môn tập đọc HS sẽ hiểu được nhân vật này nhiều hơn.

Chương trình đạo đức các lớp 2,3,4,5 tuy không gắn nhiều với văn học, nhưng qua học đạo đức các em phần nào có được những tình cảm, giá trị đạo đức để hình thành nhân cách và phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục ở bậc tiểu học. Việc tích hợp môn đạo đức vào các môn học chương trình tiểu học được thể hiện rõ nét qua việc các em phân biệt cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác, việc cần làm và việc nên tránh. Môn đạo đức có sự liên hệ chặt chẽ các bài học về giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội, giúp các em biết yêu thương con người, quý trọng tình bạn, công lao cha mẹ, thầy cô. Từ những bài học đạo đức các em nắm bắt được nội dung chương trình TV ở tiểu học qua môn tập đọc.