Các vấn đề thường gặp khi cho trẻ ăn dặm

Các vấn đề thường gặp khi cho trẻ ăn dặm

Bạn nên tập cho trẻ ăn dặm từ lúc con yêu được 6 tháng tuổi, không nên cho bé tập ăn sớm vì nó sẽ không tốt cho hệ tiêu hệ tiêu hóa sau này đồng thời tập ăn trễ sẽ khiến bé không thể ăn và khó làm quen với thức ăn. Và các vấn đề trong thời gian này sẽ dễ dàng được xử lý hơn khi bạn có sự chuẩn bị trước, hãy tham khảo những thông tin dưới đây.

Trẻ dị ứng với thực phẩm phải làm thế nào?

Dị ứng với thực phẩm là hiện tượng thường gặp ở trẻ, cũng có thể gọi đây là một dạng bệnh, biểu hiện ở chỗ hễ ăn là sinh bệnh. Dạng bệnh này chia làm hai loại:

– Một là có phản ứng rất nhanh, chỉ sau khi ăn 2 tiếng đã nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, phát sốt thậm chí nôn ra máu, đại tiện ra máu, bị ngất…

– Một dạng khác là phản ứng chậm, ăn sau hai ngày thì phát ban, đi tiểu ra máu, ho… Những thực phẩm dị ứng thường gặp như trứng gà, sữa bò, lạc, đậu tương, lúa mì, tôm, cá, thịt gà… là những thực phẩm có nhiều protein.

Trường hợp thứ nhất rất ít gặp nhưng khi xảy ra lại rất nguy hiểm; trường hợp thứ hai phổ biến hơn. Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng phải kịp thời đưa đi bệnh viện để kiểm tra và áp dụng các biện pháp cẩn thiết như tạm thời không cho trẻ ăn những thứ đó nữa. Luôn để mắt đến trẻ khi cho bé dùng các loại thức ăn mới.

Làm thế nào để đối phó với việc trẻ biếng ăn?

Trẻ biếng ăn thường xảy ra sau 6 tháng tuổi, thậm chí còn có hiện tượng trẻ mới 4 tháng tuổi đã lười ăn. Để trẻ không lười ăn, bà mẹ cần lưu ý:

Không nên tùy tiện thay đổi sữa cho trẻ

Nhiều bà mẹ thấy con lười ăn sữa thì cho rằng con không thích, không hợp với loại sữa đang uống nên vội đổi sữa cho con.Tuy nhiên việc đổi sữa cho con phải thay đổi từ từ, không nên đột ngột gây ảnh hưởng không tốt đến đường ruột của trẻ.

Tìm hiểu nguyên nhân biếng ăn, nhu cầu cơ thể trẻ

Trẻ biếng ăn có nhiều nguyên nhân, có thể bé có vấn để vể sức khỏe hoặc cách chế biến đồ ăn không phù hợp. Vì thế người mẹ cần chú ý tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp.

Chú ý khi cho con bú

Trẻ lười ăn sữa có khả năng đầu vú mẹ to, nhỏ khiến trẻ khó ngậm vào nên không bú được, hoặc nếu bé bú bình thì sữa chảy quá chậm khiến bé bú mất sức hoặc chảy nhanh quá khiến bé sợ cũng làm cho trẻ lười ăn.

Trẻ thích ăn đồ ngọt phải làm thế nào?

Trẻ ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm thay đổi vị giác và thiếu hứng thú với các thực phẩm khác. Ăn nhiều đồ ngọt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, dẫn đến dinh dưỡng không tốt, sâu răng, tinh thẩn bồn chồn, sức miễn dịch kém, ảnh hưởng đến giấc ngủ, mắc các bệnh về nội tiết.

Vì vậy thực đơn cho trẻ phải phong phú, bảo đảm cân bằng dinh dưỡng, khống chế lượng chất ngọt hàng ngày của trẻ.

Trước, sau bữa ăn và trước lúc đi ngủ không nên cho trẻ ăn đổ ngọt, sau khi ăn đồ ngọt phải súc miệng cho trẻ.

Rèn luyện trẻ ăn đúng giờ và thói quen tốt trong ăn uống như thế nào?

Thời kỳ này chính là cơ hội tốt để rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt trong ăn uống như ăn uống đúng giờ, thực đơn phong phú, cân bằng…

Phần lớn trẻ từ 8 – 9 tháng tuổi đã biết cầm dụng cụ để lấy đồ ăn, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm bằng cách để bé ngồi ở một chỗ cố định (nói chung thường ngồi trong xe đẩy hoặc ghế dành riêng cho trẻ) để cho ăn; cho trẻ ăn bằng bát, thìa, cốc riêng để trẻ biết ngồi ở chỗ đó là chuẩn bị ăn. Sau mỗi lần ngồi như vậy, nhìn thấy các dụng cụ, đồ ăn, phản xạ có điểu kiện của trẻ sẽ biết chuẩn bị đến bữa ăn.

Mẹ nhớ luôn phải tuân thủ nguyên tắc an toàn cho bé, khi trẻ liên tục từ chối một loại thực phẩm sau khi bạn đã thử đủ mọi cách từ việc thay đổi cách chế biến : chiên, xào, hấp, luộc thậm chí băm nhỏ và trộn với các loại khác nhưng con vẫn nhè ra thì có lẽ cơ thể con không có khả năng hấp thụ loại đó. Bạn phải tìm ra món khác có chứa các thành phần tương tự để luôn đảm bảo chất dinh dưỡng cho con chứ không nhất thiết phải ép con ăn một cách cứng nhắc.