Tình mẹ với bé

Tình mẹ với bé,

Thực ra không thể nói “Mỗi ngày phải yêu trẻ một giờ” một cách máy móc như câu chuyện Mỹ trên kia! Yêu trẻ không có thời lượng. Không phải yêu trẻ bằng cách vồ vập trẻ mỗi ngày một giờ hay “mỗi ngày hai lần, mỗi lần nửa giờ” như toa thuốc được! Tình mẹ bàng bạc trong mọi cử chỉ, mọi dáng điệu của bà mẹ; trong cái nhìn, giọng nói, nụ cười, hơi thở và cả trong sự im lặng của bà nữa. Nó bao la như biển thái bình rạt rào nên không thể tính toán, không thể đếm đo! Vậy bé không cần phải nói “cám ơn”, bé vẫn ý thức rất rõ ràng tình yêu của mẹ trong từng tế bảo, nhờ bản năng thiên phú.

,

Tình mẹ thường không có ngay tức khắc, lúc bé sinh ra đời, tình mẹ dâng lên từ từ như sữa mẹ, nhưng sữa mẹ có thể cạn dần, còn tình mẹ càng lâu càng đầy với thời gian, thấm dần trọng huyết quản, trong tim, óc mẹ và truyền qua cho đứa con. Nhiều bà mẹ trẻ đinh ninh tình mẹ sẽ òa vỡ trong tâm hồn bà khi nghe tiếng khóc oa oa chào đời của bé, đã ngạc nhiên thấy bà chỉ có chút hãnh diện về đứa con mới sinh mà chưa thương nó ngay. Nhưng khi bé được 5 hay 6 tháng thì bà mẹ nào cũng không muốn rời con. Người ta có thể vứt đứa con mới sinh vào giỏ rác – như thỉnh thoảng chúng ta đọc thấy trên báo – nhưng không ai thấy bà mẹ nào nhẫn tâm vứt đứa con năm, sáu tháng trở đi, và nếu vì lý do gì không thể nuôi con, người ta cũng đem cho con ngay lúc sơ sinh. Tình mẹ nẩy nở từ từ và ngay người không có công sinh thành mà nuôi bé tử thuở nhỏ cũng có được tình mẫu tử đó.

,

Nhưng cũng như một số các sinh tố khác, sự thặng dư sinh tố Y cũng tai hại không kém: bé rất dễ trở thành một đứa con… hư! Có một số trường hợp dễ thừa sinh tố Y; trường hợp con đầu lòng, cha mẹ ít kinh nghiệm, bao nhiêu tình thương, hy vọng, đặt cả vào bé – trường hợp con một, con muộn (lớn tuổi rồi mới có con), trường hợp bé là đứa con trông đợi… Một trường hợp đặc biệt nữa là những người trí thức, đọc sách nhiều, nghiên cứu về tâm lý nhi đồng nhiều dễ bị ám ảnh, bởi phương pháp này, phương pháp khác rồi quá cưng chiều, dễ dãi với bé nên bé bị chứng thừa sinh tố Y.

,

Dụ sao, sự tai hại của chứng thừa sinh tố Y không nguy bằng thiếu. Theo tôi, thà thừa còn hơn thiếu. Ta chỉ cần nhớ một điều là bé không phải chỉ sống bằng sữa, bằng các sinh tố A, B, C, D… mà còn phải có sinh tố Y. Nhưng hình như – nếu tôi không lầm – không phải chỉ có trẻ thơ mới cần sinh tố Y mà chính người lớn chúng ta nữa, cũng còn cần sinh tố Y lắm!

,

Bé gầy ốm quá,

Không rõ các đồng nghiệp của tôi thế nào chứ tôi cứ bị bà con trách hoài khi họ trông thấy các con tôi: Con bác sĩ gì mà ốm nhom vậy! Trong ý những bà con bạn bè thân yêu đó của tôi thì con một bác sĩ phải mập mạnh hơn người. Tôi không biết nói sao chỉ cười trừ. Nhưng tôi biết rõ một điều là chúng có ốm nhom thực, nhưng không bệnh hoạn, thế đủ rồi. Hình như “nó” có thời kỳ. Bé LN bụ bẫm cho đến tháng thứ năm thứ sáu gì đó rồi thì bắt đầu gầy tếo lại. Đó cũng là thời kỳ bé bắt đầu mọc răng, biếng bú, cũng là thời kỳ bé được chích ngừa các thứ bệnh bại liệt, ho gà, uốn ván, bạch hầu… ít nhiều làm bé khó ở, ảnh hưởng phần nào đến sự thèm ăn. Tiếp đó, đến thời kỳ bỏ bú (cai sữa), bé được cho ăn thêm những thức ăn lạ. Bé ốm nhom năm ba tháng rồi khá trở lại vì đã thích nghi được hoàn cảnh mới. Bé ăn nhiều, ngủ nhiều. Có da có thịt nhưng không bụ bẫm nữa. Giữa năm thứ hai, bé lại ốm teo lại. Bé mới đi vững, ham đi lắm, thích leo trèo, phá phách. Rồi học nói. Nói như sáo. Đó cũng là thời kỳ bé phát triển mạnh về tinh thần. Cuối năm thứ hai, bé biết chống đối, muốn độc lập, không ngoan nữa mà lúc nào cũng "không, không”. Cũng vừa lúc bé có thêm đứa em, ganh tị với em… Một thời gian sau bé lại khá lên, mập lên cho đến lúc ba tuổi vào học vườn trẻ, bé lo lắng, bỏ ngủ trưa, mệt và dĩ nhiên lại gầy ốm lại. Bé KH khá hơn. Lúc mới sinh nặng ký hơn chị, tính tình ít lo lắng, ngủ dễ, ăn nhiều và vì thế bé rất khá. Nhưng vì không được chích ngừa ho gà, bé bị một trận ho gà tơi tả, không ăn uống gì được nên ốm nhom sau đó. Như vậy theo tôi bé có thể gậy ốm hay mập mạp tùy từng thời kỳ tăng trưởng, chịu ảnh hưởng cả sinh lý lẫn tâm lý, dĩ nhiên không kể yếu tố di truyền. Khi bé biết đi, ham leo trèo, bé dễ bị gầy ốm vì hoạt động nhiều. Khi bé bị dứt sữa, xa mẹ, ganh tị với em, mọc rặng, phát triển cá tính… bé cũng dễ biếng ăn mà gầy ốm. Bé nào tính tình hay lo lắng, khó ngủ, ít ăn không làm sao có thể mập nổi. Ngược lại, bé nào nằm xuống ngủ khò, ăn vặt “chuyên môn” thì dù có muốn gầy cũng không được.