Bồi dưỡng tích hợp

BỒI DƯỠNG CẢM QUAN VĂN HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Bồi dưỡng cảm quan văn học theo hướng tích hợp các môn học ở trường tiểu học là một hướng đi mới cần phải phát huy một cách khoa học và sư phạm. Chương trình tiểu học hiện nay có các môn TV, mỹ thuật, âm nhạc, địa lý, lịch sử, đạo đức, nhìn chung các môn học này hầu hết được xây dựng trên cơ sở phù hợp với tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp nhận của HS. Chẳng hạn các em được làm quen với các môn mỹ thuật qua các màu sắc, hình vẽ con vật, đơn giản với mức độ từ thấp đến cao. Qua mỹ thuật các em sẽ cảm nhận được màu sắc, cảnh đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt, các bức tranh, các hình ảnh minh họa trong SGK, là cơ sở góp phần không nhỏ trong việc hình thành, phát triển tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng của các em vào bài học. Chương trình TV tích hợp và bồi dưỡng cảm quan văn học được biểu hiện rõ ở môn âm nhạc, qua âm nhạc các em được làm quen với các bài thơ, câu ca, lời hát mà bản thân nó đã gắn bó với các em từ khi còn nằm trên chiếc võng đu đưa của bà, của mẹ. Khi đến trường được học các bài hát ở các lớp mẫu giáo, nhờ các làn điệu dân ca được nghe ở tuổi ấu thơ đã giúp các em tiếp thu các bài học dễ dàng hơn. Đây là động lực giúp các em phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng phong phú của mình qua các bài hát được học ở nhà trường tiểu học. Các bài hát này là bước đệm để các em hình thành và phát triển khả năng cảm nhận văn học, và nó phát triển nhiều hơn khi các em tiếp xúc các bài văn, thơ, câu chuyện ở môn tập đọc và kể chuyện. Từ những động lực trên các em có được lòng nhân ái, tình thương yêu bè bạn, giúp đỡ mọi người xung quanh, điều này gần gũi và hỗ trợ không ít cho môn đạo đức được học ở trường tiểu học. Chương trình TV tiểu học có các câu chuyện, các bài học về các nhân vật lịch sử, đã hỗ trợ rất nhiều cho môn lịch sử lớp 4, 5. Với môn tập đọc, các bài học về cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước con người Việt Nam, được các em tiếp thu và tiếp tục tìm hiểu ở môn địa lý lớp 4, 5, nhờ việc tích hợp phần nào giúp các em hình dung được phong cảnh làng quê, cảnh đẹp, đất nước con người Việt Nam.

Bồi dưỡng cảm quan văn học theo hướng tích hợp các môn học ở tiểu học là bước đi đầu tiên vô cùng quan trọng giúp các em hình thành cảm quan và cảm thụ các tác phẩm văn học sau này dễ dàng. Chúng ta không thể không nhắc đến mối liên hệ gắn bó giữa âm nhạc (tai nghe), mỹ thuật (mắt thấy), và văn bản (đọc được), ba mối liên hệ này là một trục đối xứng, xuyên suốt được tích lũy theo cả chiều dọc và chiều ngang, điều này đã được khẳng định ở đề tài“Giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông qua các môn nghệ thuật” (của hai tác giả Lâm Vinh và Lê Ngọc Trà):

“Hát- nhạc, mỹ thuật, kỹ thuật cùng với văn chương không bao gồm toàn bộ nội dung mỹ dục nhưng đóng vai trò nòng cốt thực hiện mục tiêu mỹ dục. Những môn “văn hoá” thiên về giáo dục trí tuệ, nâng cao hiểu biết, những môn nghệ thuật thiên về giáo dục tình cảm, nâng cao tâm hồn. Qua nhạc, múa, vẽ, nặn, thêu thùa, đan lát, các em tiếp xúc với cái đẹp với âm thanh và màu sắc trong nghệ thuật. Trong cuộc sống, trong thiên nhiên, rèn luyện cảm xúc và óc tưởng tượng, rèn luyện giác quan và sự tinh nhạy, khéo léo để đi vào lao động và giao tiếp xã hội. Không phải âm nhạc và hội họa chỉ có vai trò mỹ dục, giáo dục tình cảm, nó còn góp phần rèn luyện trí lực, bồi dưỡng trí thông minh, sáng tạo, không có ranh giới tuyệt đối giữa khoa học và nghệ thuật. Nhà bác học Anh-Xtans đã có lần phát biểu rằng: “Đô Xtoi-Ep-Xki đã đem lại cho ông nhiều hiểu biết hơn bất kỳ một nhà khoa học nào”[78, tr.9].

Chương trình tiểu học hiện nay môn TV là quan trọng nhất vì nó chứa đựng các phân môn tập đọc, tập làm văn, kể chuyện và chính tả. Vì thế môn TV nói chung và các phân môn tập đọc, tập làm văn, kể chuyện và chính tả nói riêng đã có sự liên kết gắn bó với nhau một cách hữu cơ. Việc dạy các môn học này theo hướng tích hợp là hết sức hợp lý. Tuy nhiên, để hình thành và bồi dưỡng cảm quan văn học cho HS tiểu học ở các môn học này. Đặc biệt, là môn tập đọc và kể chuyện thì người thầy cần giảng dạy và bồi dưỡng kiến thức văn học cho HS, còn HS là chđ thể tiếp nhận cảm thụ và cảm quan văn học. Trong quá trình tích lũy ở lớp, ở trường các em được trao dồi một năng lực về văn học, tuy mỗi đối tượng có thể tiếp nhận và cảm thụ khác nhau. Chương trình TV hiện nay, từ lớp 1 đến lớp 4 chỉ tính ba phân môn: Tập đọc, kể chuyện và luyện từ và câu HS có dịp tiếp cận với 516 bài văn, bài thơ (tập đọc: 281 bài, kể chuyện: 107 bài, luyện từ và câu: 128 bài).

Nhiều bài văn, bài thơ để lại ấn tượng đẹp về tình yêu quê hương đất nước mang đậm chất văn như: “Tre Việt Nam” (TV4 – T1), “Nhớ lại buổi đầu đi học” (TV3 – T1), “Hoa hc trß” (TV4- T2) (tập đọc), “Lời ước dưới trăng” (TV4- T2),, “Sự tích hồ Ba Bể” (TV4- T1), “Nhì b¸c hc vì bì cơ” ( TV3- T2) (kể chuyện).

Đây là các bài thơ, bài văn được dùng để dạy đọc, dạy kể cho HS tiểu học, nhưng đó cũng chính là những bài học đưa các em đến gần với văn học hơn. Các phân môn trong môn TV ở tiểu học như tập đọc, học thuộc lòng, kể chuyện, tập làm văn, không những giúp HS rèn luyện các kĩ năng cơ bản của hoạt động giao tiếp như: Nghe, đọc, nói, viết mà còn rèn luyện HS khả năng “biết đọc” các loại văn bản, đặc biệt là văn bản nghệ thuật. Có được khả năng “biết đọc” các em sẽ tự mình tìm thấy lợi ích của việc đọc để mở rộng hiểu biết, tự nâng cao tầm nhìn và tầm suy nghĩ. Trong giờ tập đọc, nếu HS đọc văn, thơ tốt thì đó là dịp để các em nhập vai với tác phẩm, để đạt đến sự “hòa mình” cảm xúc. Học TV bắt đầu từ văn hóa là hướng đi đúng, qua văn ha tạo điều kiện để các em được tiếp xúc với văn học, nghệ thuật và biết cảm thụ cái hay, cái đẹp của ngôn từ nghệ thuật, với những âm thanh, giai điệu, từ ngữ đầy màu sắc, giàu hình ảnh. Tích hợp dạy môn TV ở trường tiểu học làm cho cuộc sống của HS thêm phong phú và có khả năng hứng thú đối với văn học khi nó lay động đến những nơi thầm kính nhất của trái tim trẻ thơ. Tích hợp trong giờ dạy môn TV ở trường tiểu học là hướng đi mới, vì chúng ta biết mục đích cuối cùng của môn TV ở tiểu học là hình thành nhân cách và phẩm chất cho HS, hướng đến cái đẹp, cái chân, thiện, mỹ. Từ các câu chuyện, cho đến từng bài học trong SGK gíup HS cảm nhận vẻ đẹp của văn học với bao điều mới lạ. Chẳng hạn như rèn HS chữ viết, viết đúng, viết đẹp, đến cảm nhận bài thơ, bài văn qua đọc diễn cảm hay kể những câu chuyện giàu cảm xúc. Đây là cơ sở để hình thành và phát triển nhân cách HS tiểu học hướng các em đến cái mỹ cảm của cuộc sống qua tác phẩm văn học.

Để có cơ sở cho việc thực hiện đề tài theo hướng tích hợp các môn học nhằm bồi dưỡng cảm quan văn học cho HS. Đồng thời tìm ra những nguyên nhân gây cản trở cho HS trong việc hình thành cảm quan văn học, cũng như tìm các biện pháp tháo gỡ. Chúng ta phải có cách làm mang tính khoa học và thực tiễn, vì vậy chúng tôi đã chọn phương pháp khảo sát để có những số liệu mà đề tài quan tâm.

 

Cắt tóc sớm cho trẻ – có nên hay không?

Rất nhiều bà mẹ đã truyền nhau kinh nghiệm là nên cắt tóc máu sớm cho trẻ để khi bé được một tuổi, tóc bé sẽ mọc nhanh và dài hơn. Vậy có nên cắt tóc máu sớm cho trẻ hay không? Trên thực tế, việc làm này hoàn toàn không cần thiết, bởi vì tóc của trẻ chịu yếu tố di truyền của bố mẹ. Trong 6 tháng đầu, khi nằm trong bụng mẹ, tóc trẻ bắt đầu phát triển. Khi nào chời, tóc bé tương đối ít chỉ làm tạm thời. Do vậy bạn không nên quá lo lắng. Nếu cắt tóc quá sớm khi bé còn quá nhỏ, bé sẽ không ý thức được lời người lớn nói. Trẻ sẽ không chịu ngồi yên cho bạn cắt tóc dễ dàng, có thể trẻ sẽ ngọ nguậy trong khi cắt tóc và chiếc kéo trong tay bạn rất có thể sẽ làm tổn thương tới làn da của trẻ. Màu tóc của trẻ cũng chịu ảnh hưởng di truyền từ bố mẹ. Với hầu hết những trẻ có sức khỏe tốt sau sinh, sự phát triển về tóc của trẻ sẽ tương đối ổn định. Tuy nhiên, sự phát triển này còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, môi trường nuôi dưỡng và một vài yếu tố khác nữa.

.