Các phương pháp giáo dục trẻ ở trường mầm non

Các phương pháp giáo dục trẻ ở trường mầm non

Nói về phương pháp giáo dục trẻ mầm non thì hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau dành cho trẻ, mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng của nó. Trong bài viết dưới đây, các trường mầm non quốc tế tại tphcm sẽ đưa ra một số phương pháp giáo dục trẻ mầm non hiện nay tại Việt Nam để các bậc phụ huynh tham khảo.

1. Phương pháp cho các trẻ học mẫu giáo

Phương pháp giáo dục ở lứa tuổi mầm non đối với phương pháp giáo dục trẻ ở các cấp bậc khác cũng rất khác nhau. Nếu ở lứa tuổi mầm non, trẻ thường học tập trung các kỹ năng sống thì tới các cấp bậc từ tiểu học trở lên, trẻ cần tập trung nhiều vào việc bổ sung kiến thức văn hóa hơn. 

a. Phương pháp thực hành 

Đối với trẻ nhỏ việc thực hành vận động tay chân có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ nhất là sự liên kết giữa các tế bào não. Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi là phương pháp cho trẻ phối hợp các giác quan và hành động của mình với đồ vật, đồ chơi nhằm cung cấp các kinh nghiệm cảm tính và rèn luyện thao tác tư duy. Phương pháp thực hành với các trò chơi là phương pháp sử dụng trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện tham gia, hứng thú tìm tòi và học hỏi, khám phá những điều thú vị qua các trò chơi hàng ngày tại trường mầm non. Đông thời, các hoạt động thực hành giúp tư duy của bé phát triển tốt hơn.

phương pháp thực hành tại các trường mầm non quốc tế tại tphcm

b. Phương pháp nêu tình huống

Phương pháp này là phương pháp đưa ra các tình huống cụ thể cho trẻ để trẻ xử lý các tình huống, cụ thể. Việc này nhằm kích thích trẻ suy nghĩ và tìm tòi để giải quyết các vấn đề đặt ra. 

Thông qua quá trình xử lý các vấn đề, tình huống hàng ngày, các bé được nâng cao kỹ năng sống mầm non của mình. Việc được thực hành thực tế qua các tình huống này cũng giúp các bé phát triển tư duy tốt hơn.

c. Phương pháp luyện tập

Đây là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ cũng như các điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà các giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỹ năng thực hành cho trẻ. 

d.  Phương pháp trực quan minh họa

Sử dụng các phương tiện trực quan, thực hiện các hành động mẫu, hình ảnh tự nhiên tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn, …. Việc này giúp tạo điều kiện để cho trẻ sử dụng các giác quan của mình kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và phát triển tư duy cho trẻ. Khi sử dụng phương pháp trực quan, các giác quan của trẻ được vận dụng tối đa vào các hoạt động để phân tích và cảm nhận mọi thứ xung quanh, từ đó giúp trẻ trở lên năng động và ghi nhớ các thông tin tốt hơn.

>>>Xem thêm: Đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non

e. Phương pháp dùng lời nói

Với phương pháp này, các trường mầm non quốc tế tại tphcm sẽ sử dụng các phương tiện nghe, nhìn để truyền đạt thông tin tới trẻ. Việc này giúp kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng và bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh. 

f. Phương pháp nêu gương đánh giá

Trẻ thường học hỏi kiến thức thông tin xung quanh mình thông qua việc bắt chước người khác. Chính vì vậy mà phương pháp nêu gương, đánh giá được các trường mầm non quốc tế tại tphcm phát triển để giáo dục trẻ. Với phương pháp nêu gương, trường sử dụng các hình thức khen chê phù hợp, đúng lúc, đúng nơi và biểu dương khuyến khích với các hành động của trẻ là chính. Còn với phương pháp đánh giá được thể hiện qua việc cho phép trẻ thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình vowus các ý kiến của mọi người xung quanh trước những hành vi và cử chỉ của bé. Việc này giúp trẻ hình thành lên tư duy biết nhìn nhận vấn đề xung quanh của trẻ.

Nhìn chung các phương pháp này đều giống nhau về mục đích muốn trẻ phát triển tư duy, hình thành lên cá tính riêng của mình cũng như rèn luyện kỹ năng sống mầm non cho bé tốt hơn. Giúp bé tự tin sống tự lập hơn khi ra ngoài xã hội.

phương pháp nêu gương đánh giá tại các trường mầm non quốc tế tại tphcm

2. Phương pháp cho các bé nhà trẻ

Trẻ ở nhà trẻ tuy chỉ cách trẻ mầm non 1 tuổi nhưng sẽ có cách dạy khác nhau. Ở lứa tuổi này trẻ bước đầu tìm hiểu về xã hội nên cần nhiều tình yêu thương và sự chăm sóc đặc biệt từ những người xung quanh hơn.

a. Phương pháp giáo dục tình cảm

Với phương pháp này, giáo viên sẽ dùng cử chỉ âu yếm, vỗ về, vuốt ve, gần gũi cùng với những điệu bộ , nét mặt, lời nói để tạo cho trẻ những cảm xúc gần gũi, tin tưởng, thân thiện. Do trẻ ở lứa tuổi này lần đầu rời xa vòng tay cha mẹ để tới một nơi xa lạ. Lúc này giáo viên cần thể hiện sự ân cần để gần gũi với trẻ hơn, giúp trẻ không thấy sợ hãi khi phải đối mặt với môi trường xung quanh và những người lạ. Việc này cũng giúp thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp, gắn bó, tiếp xúc với người thân và mọi người xung quanh của bé.

b. Phương pháp dùng lời nói: (kể chuyện , trò chuyên, giải thích)

Với phương pháp này, giáo viên sẽ dùng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở sử dụng một cách phù hợp với điệu bộ, cử chỉ nhằm động viên khuyến khích cho trẻ mạnh dạn giao tiếp với đồ vật, với mọi người xung quanh. Ở giai đoạn này, nhiều trẻ lần đầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài thường khá nhút nhát, rụt rè, nên giáo viên cần dùng lời nói nhẹ nhàng để khích lệ trẻ, tránh la mắng trẻ khiến trẻ càng sợ hãi hơn. Hãy tạo tình huống thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn chia sẽ những cảm xúc với người khác bằng lời nói hành động cụ thể. Thông qua phương pháp này, khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển mạch lạc và trôi chảy hơn.

c. Phương pháp trực quan, minh họa

Giáo viên sẽ sử dụng các phương tiện trực quan như vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh, hành động để làm mẫu với lời nói và cử chỉ, cho trẻ quan sát nói và làm theo. Phương pháp này sẽ giúp rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan trong cơ thể của bé.

d. Phương pháp thực hành

Với phương pháp này giáo viên sẽ sử dụng hành động, thao tác với đồ vật đồ chơi, dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích và nội dung giáo dục. Trẻ sẽ quan sát và thao tác với đồ vật như sờ mó, cầm nắm, mở đóng, chồng lên và phân loại vật dụng với nhau. Phương pháp này giúp tăng nhận thức của trẻ về các đồ vật xung quanh mình.

e. Trò chơi

Trẻ rất thích các hoạt động vui chơi, hay tham gia vào những thứ thú vị. Vậy nên việc sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động, mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh đồng thời phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.

f. Phương pháp đánh giá nêu gương

Ở phương pháp này cũng gần tương tự như phương pháp nêu gương đánh giá của các trường mầm non quốc tế tại tphcm. Giáo viên sẽ tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm, những lời nói, hành vi tốt của trẻ. Và khuyên nhủ trẻ không nên làm những hành vi nào. Ở lứa tuổi trẻ nhỏ khen hay nêu gương, khích lệ trẻ làm những việc nào nên làm, những việc nào không nên làm là chủ yếu. Việc này giúp trẻ biết phân biệt được cái gì tốt, cái gì xấu. Đồng thời, việc hướng dẫn trẻ để trẻ hiểu và tiếp thu những điều bạn nói cần phải thực hiện nhẹ nhàng, tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, nói những lời thô tục sẽ ảnh hưởng tới tâm hồn trẻ, và khiến trẻ học hỏi những điều xấu.

những thứ mà trẻ tại các trường mầm non quốc tế tại tphcm sẽ được học

Trên đây là những phương pháp giáo dục trẻ ở các trường mầm non quốc tế tại tphcm. Hy vọng bài viết giúp các bậc phụ huynh phần nào hiểu rõ được vai trò của các trường mầm non cũng như biết được về những điều mà con sẽ được học tại trường mỗi ngày.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu về các trường mầm non quốc tế tại tphcm tại đường link dưới đây: https://www.vas.edu.vn/post/gieo-mam-dung-cach-va-cau-chuyen-chon-truong-mam-non-song-ngu