Lượng vitamin D trong cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố?

Lượng vitamin D được tạo ra dưới da khi được tiếp xúc dưới nắng trời phụ thuộc vào các yếu tố sau:

– Tuổi tác: tuổi nhỏ> tuổi già

– Cơ thể: BIM chuẩn> bẻo phì

– Màu da: da trắng> da sậm

– Vị trí địa lý: gần xích đạo> xa xích đạo

– Mùa trong năm: mùa hè > mùa đông

– Góc của tia nắng mặt trời (giờ trong ngày): góc lớn > góc nhỏ

– Độ nắng (mây, mù, sương): nắng to > trời mù

– Văn hóa (trang phục): ít đồ > trùm kín

– Cách sử dụng kem chống nắng: bôi sau khi ra nắng (10 -15 phút) > bôi kem trước khi ra nắng.

Thời lượng phơi nắng hợp lý

Thời gian phơi nắng cũng không hoàn toàn giống nhau ở mỗi vùng, tia UVB có tác dụng tốt khi mặt trời lên cao 45 – 50°, nên tùy vị trí địa lý, tùy mùa mà giờ ra nắng tốt có thể khác nhau. Ở Việt Nam thời gian tắm nắng tốt nhất là trước 9 giờ sáng, nhưng ở Bắc Mỹ lại là sau 10 giờ sáng mùa hè. Do đó, không có một lời khuyên nào là chính xác cho tất cả mọi người, vì chưa có nghiên cứu nào biết được chính xác lượng vitamin D được tạo ra ở mỗi người như thế nào.

Tổng thời gian phơi nắng cho bé, (một cách tương đối,) như sau:

– Tối thiểu 2 giờ/tuần, nếu nắng chỉ tiếp xúc da mặt.

– Tối thiểu 30 phút/tuần, nếu chỉ có phơi nắng chân tay.

– Tối thiểu 15 phút/tuần, nếu phơi nắng cả người (tiếp xúc nắng 45% diện tích da).

Lượng vitamin ở trong sữa mẹ được tổng hợp từ dinh dưỡng và việc phơi nắng

Các mẹ có thể yên tâm hoạt động đầy đủ dưới nắng trời hoặc bổ sung đầy đủ vitamin D cho mẹ, để nuôi con sữa mẹ hoàn toàn đầy tự tin, bởi trong sữa mẹ có vitamin D.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vitamin D ở mẹ bao gồm sắc tố da, mùa và vĩ độ… Ở vùng trên 40° vĩ tuyến Bắc và ở vùng dưới 32° vĩ tuyến Nam vào mùa Đông, sữa mẹ không có một chút vitamin D nào được tổng hợp từ nắng trời, mà chỉ từ dinh dưỡng của bà mẹ thôi. Do đó, sữa của những bà mẹ sống ở các vùng bắc ôn đới/hàn đới đó sẽ có hàm lượng vitamin D rất thấp, trẻ em ở xứ này cần được bổ sung vitamin D thường xuyên.

Việt Nam nằm từ 8°27′ – 23°23′ vĩ tuyến Bắc, nắng ấm dồi dào, kể cả nắng mùa đông ở miền Bắc vẫn có thể giúp tạo vitamin D. Do chỉ có một vài thực phẩm có chứa vitamin D như lòng đỏ trứng, gan và cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi…), nên thông thường các mẹ khó có thể nhận đủ vitamin D từ thực phẩm mà nguồn vitamin D của mẹ thường phải phụ thuộc vào nắng trời.

Điều quan trọng cần nhớ là, tuy hàm lượng vitamin D trong máu mẹ và sữa mẹ có tương đồng, hàm lượng vitamin D trong máu bé có thể cao hơn trong sữa mẹ, vì ngoài việc tiếp nhận vitamin D từ mẹ, cơ thể bé có khả năng tự tạo vitamin D này từ việc hấp thụ qua da (tiếp xúc với ánh nắng).